Vùng núi Tây Bắc nổi tiếng với rất nhiều cảnh đẹp thiên nhiên, từ những cánh rừng cây xanh mướt tới thung lũng, đường đèo. Có nhiều khách du lịch đam mê chinh phục thường chọn phượt Lạng Sơn Cao Bằng để khám phá. Nếu bạn đã có kế hoạch đi tour du lịch Cao Bằng Bắc Kạn chắc chắn những chia sẻ dưới đây của Tiên Phong Travel sẽ mang lại những thông tin hữu ích nhất cho hành trình sắp tới.
Lựa chọn cung đường và thời điểm đi Lạng Sơn Cao Bằng
Chọn điểm xuất phát từ trung tâm thủ đô có 2 cung đường đi cho bạn lựa chọn như sau:
1) Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn – Cao Bằng – Lạng Sơn – Hà Nội
2) Hà Nội – Lạng Sơn – Đông Khê - Cao Bằng – Bắc Cạn – Thái Nguyên – Hà Nội
Mỗi thời điểm trong năm, cảnh vật Lạng Sơn – Cao Bằng lại có những nét đjep riêng. Nhưng gợi ý nhỏ các bạn nên đi du lịch Cao Bằng vào mùa có nhiều nước sẽ được chiêm ngưỡng cảnh vật đẹp, nên thơ hơn. Thường nên chọn đi Cao Bằng Lạng Sơn vào khoảng tháng 8 tháng 9 khi thác nước Bản Giốc nguồn nước xanh trong dồi dào hơn hoặc đi du lịch vào tháng 12 cuối năm để thả mình vào đồi hoa tam giác mạch, hoa dã quỳ nổi tiếng của cảnh sắc vùng rừng nơi đây. Tuy nhiên nếu bạn muốn đi du lịch vào dịp hè có thể chọn đợt 30/4 – 1/5 để tới Cao Bằng cũng rất thú vị. Đường đi không sạt lở do mưa bão, thông thoáng, ánh nắng thì chan hòa lên khắp các cảnh vật.
Đi Lạng Sơn Cao Bằng bạn muốn được thư giãn, không khí trong lành hơn nên chọn thời điểm từ tháng 4 tới tháng 10. Đây là lúc thiên nhiên đẹp hữu tình, không bị quá oi nóng mà tiết trời đã dịu mát hơn, đặc biệt tới Hồ Ba Bể bạn còn được tận hưởng không khí mát mẻ với dòng nước mát lạnh xanh biếc. Bạn muốn có chuyến du xuân tuyệt vời cũng có thể đi vào tầm tháng 1 tới tháng 3 dương lịch là lúc hồ Ba Bể sở hữu núi rừng non nước xanh biếc nhất trong năm.
Hành trang cần chuẩn bị khi đi phượt Lạng Sơn Cao Bằng
Mọi chuyến đi xa bạn đều cần chuẩn bị đầy đủ từ trang phục tới những vật dụng cần thiết để mang theo – Cần có một cuốn sổ nhỏ lưu lại tất cả các địa điểm dự định đến, địa điểm quán ăn nơi ngủ nghỉ trong dự định mình cần.
- Thuốc dự phòng: Bao gồm như bông băng, các loại thuốc chữa cảm, đau bụng, đau đầu, thuốc chống muỗi và kem chống nắng dự phòng.
- Cũng cần mang theo đèn pin, một hai bộ quần áo mưa hoặc đem theo ô.
- Đồ ăn dự phòng: mì gói, xúc xích, thịt hộp, bánh mì gối, bếp cồn… đề phòng trường hợp đi đường đồi núi không kịp đến chỗ nghỉ đúng giờ có thể tìm chỗ ăn giữa đường lấy sức đi tiếp hoặc đến muộn quá không còn hang gì để ăn.
- Nên đi dép dễ leo trèo vì đi cung này các điểm đến đều phải leo trèo xa,cao. Tốt nhất nên đi giày thể thao hoặc giày mềm chuyên đi bộ. Riêng các điểm Suối Lê nin, Thác Bản Giốc nên đi dạng dép có thể lội nưc nếu thích lội nước. Mình không lội nước thì vẫn đi giày bình thường.
- Giấy tờ cá nhân vì đây là khu vực biên giới nên cần mang theo phòng thân (gia đình đi thì không thấy ai hỏi han gì cả).
- Chú ý mang đủ quần áo ấm do tiết trời ở đây khá lạnh nhưng nếu bạn đi vào mùa hè khoảng tháng 4 tháng 5 thì ấm áp hơn, chỉ cần một chiếc áo khoác gió là đủ.
Một số điểm tham quan du lịch bạn có thể dừng chân
Đi tới Lạng Sơn bạn khó có thể bỏ qua những danh lam thắng cảnh nổi tiếng như:
- Ải Chi Lăng: Ải được dãy núi đá Kai Kinh bao trọn cùng với dãy Bảo Đài Thái Hòa. Toàn bộ ải đều thuộc lòng chảo khu phía Nam của Lạng Sơn. Phía hai đầu ải gồm nhiều núi đá cao ngất để ôm trọn vào lòng dòng sông Thương quanh co chảy khắp xóm làng mang đến địa hình khá hiểm trở cho cung đường đi Pha Lũy, Đông Quan.
- Chùa - Động Tam Thanh: Khu di tích nổi tiếng với vô vàn khối hình được tạo bởi nhũ đá, làn nước xanh mát chảy quanh năm không bị vơi cạn. Chùa Tam Thanh không chỉ mang giá trị văn hoá, nghệ thuật hàm chứa trong từng di tích được lưu giữ lại bên trong chùa cho mãi đến ngày nay.
- Thành nhà Mạc: Một trong những di tích lịch sử nổi tiếng xứ Lạng. Hiện nay Thành còn lại khoảng 2 đoạn tường với chiều dài 300m mỗi đoạn, với mặt thành rộng chừng 1m được dựng lên hoàn toàn từ những khối đá lớn. Tuy hiện nay đã được gia cố, trùng tu, nhưng vẫn giữ được dấu vết hoang phế điêu tàn. Nếu được bảo tồn sớm thì thành nhà Mạc có thể còn giữ được nhiều di tích hơn.
- Núi Tô Thị: nằm trong quần thể danh lam thắng cảnh Tam Thanh, Nhị Thanh và Thành nhà Mạc. Có thể leo lên xem nàng tô thị khi đi thăm thành nhà Mạc.
- Đền Kỳ Cùng: Ngôi đền có rất nhiều năm tuổi đã được qua quá trình trùng tu nhiều lần. Hiện giờ ngôi đền vẫn giữ được nét xưa với hình ảnh nhỏ , làm bằng đất lợp ngói.
- Pác Bó: Một trong những di tích lịch sử quan trọng và nổi tiếng của nước ta. Khu di tích này đặc biệt có phong cảnh đẹp , suối xanh ngắt, sát với các cột mốc biên giới. Với những bạn trẻ khi đi du lịch thường chọn leo chinh phục các cột mốc cao tại đây. Khu di tích bao gồm: nhà tưởng niệm Bác Hồ, hang Cốc Pó hang Lũng Lạn, hang Ngườm Vài, suối Lê nin, bàn đá nơi Bác Hồ làm việc…
- Thác Bản Giốc: Con đường tới được thác khá nguy hiểm, cần bạn lái xe chắc tay. Thác đẹp, vào mùa nước bắn từng đợt sóng lớn va vào đá rất đẹp mắt. Dòng thác trắng xóa từ trên cao đổ xuống ào ào qua mấy tầng bụi mù hơi nước. Những núi đá vôi sừng sững hai bên góp phần làm nổi bật vẻ đẹp hoang sơ kỳ vĩ của dòng thác.
- Động Ngườm Ngao: Động Ngườm Ngao có thể được xếp vào những hang động đẹp nhất nước bởi hệ thống nhũ đá và măng đá đã tạo nên những khung cảnh thật sinh động, kì thú khiến con người phải thán phục, kinh ngạc. Chiều dài động lên đến 2.144m với 03 cửa chính: Ngườm Ngao, Ngườm Lồm, Ngườm Bản Thuôn…Theo các nhà nghiên cứu khoa học thì động Ngườm Ngao là hang động đá vôi được hình thành khoảng 300 triệu năm cách ngày nay… Nhiệt độ trong động từ 18 đến 25 độ C, mùa hè cho cảm giác mát mẻ, còn mùa đông ấm áp.
- Hồ Thang Hen: Hồ nước ngọt nằm ở vị trí 1000 mét so với mực nước biển. Hồ có chiều rộng chừng 100–300 m, chiều dài 500-1.000 m, tùy theo mực nước. Từ động Ngườm Ngao ra là có thể đi sang hồ Thanh Hen. Hồ là một bể nước kín tự nhiên, có các dòng sông suối ngầm đổ về, và cũng có nhiều dòng suối ngầm chảy đi theo một hệ thống sông suối ngầm nằm sâu trong lòng những rặng núi đá.
Với những chia sẻ nhỏ trên đây hi vọng mang lại nhiều gợi ý mới cho chuyến đi phượt của bạn. Nếu bạn muốn đi tour Cao Bằng 3 ngày 2 đêm có thể liên hệ với Tiên Phong Travel chúng tôi sớm nhất để trở thành người may mắn nhận nhiều ưu đãi trong thời gian tới.
Thực hiện Công văn 4824/BGDDT-GDGTHSSV của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 28/8/2024 về việc “Hướng dẫn tổ chức Tuần sinh hoạt công dân – sinh viên trong các cơ sở đào tạo năm học 2024-2025”; căn cứ Công văn số 1391/TCGDNN-NG ngày 11/7/2024 của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp về việc “Hướng dẫn bồi dưỡng, tập huấn lý luận chính trị hè năm 2024 cho đội ngũ giảng viên và sinh hoạt chính trị đầu khoá của học sinh, sinh viên”; thực hiện kế hoạch năm học 2024-2025, Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn tổ chức Tuần sinh hoạt công dân – học sinh, sinh viên năm học 2024-2025 cho học sinh, sinh viên (HSSV). Tuần sinh hoạt công dân – học sinh, sinh viên năm học 2024-2025 được diễn ra trong 02 đợt: Đợt 1 từ ngày 11/9/2024 đến ngày 16/9/2024; Đợt 2 từ ngày 21/10/2024 đến ngày 25/10/2024, với số lượng trên 1100 học sinh, sinh viên tham gia. Tuần sinh hoạt công dân là hoạt động thường niên của Nhà trường giúp nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của học HSSV trong việc thực hiện nghiêm túc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; trang bị cho sinh viên những vấn đề lý luận cơ bản, những nội dung, điểm mới trong văn kiện của Đảng; thông tin đầy đủ, kịp thời tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và quốc tế; chủ trương, chính sách mới của lĩnh vực đào tạo giáo viên, giáo dục nghề nghiệp đến HSSV. Tuần sinh hoạt công dân – học sinh, sinh viên năm học 2024-2025 tập trung vào một số nội dung trọng tâm sau: Quán triệt những nội dung cốt lõi, những điểm mới trong các văn kiện Hội nghị lần thứ tám, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII; tiếp tục học tập Chuyên đề toàn khóa “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý thức tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước, phồn vinh, hạnh phúc” và chuyên đề năm 2024; Giới thiệu về cơ cấu tổ chức; triển khai quy chế HSSV, qui chế rèn luyện; khen thưởng – kỷ luật; quy định nội – ngoại trú do nhà trường ban hành; các nội dung trọng tâm của nhà trường trong năm học 2024-2025; Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật: Luật An ninh mạng; Luật Hình sự 2015; Luật Giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; phòng chống tệ nạn xã hội, ma túy, mại dâm; phòng, chống bạo lực học đường…; tuyên truyền nội dung cơ bản của bộ Luật Lao động; chế độ chính sách, thông tin tín dụng và trách nhiệm hoàn vốn đối với HSSV tham gia vay vốn; y tế học đường; định hướng nghề nghiệp; giới thiệu hoạt động khởi nghiệp và nghiên cứu khoa học trong HSSV; tư vấn học bồi dưỡng chứng chỉ Ngoại ngữ – Tin học; triển khai Chương trình công tác Đoàn, Hội năm học 2024- 2025; công tác phát triển Đảng trong đoàn viên, thanh niên, phầm mềm quản lý đoàn viên, hội viên và các phong trào hoạt động Đoàn – Hội Sinh viên, … Với những nội dung trên, báo cáo viên lên lớp có sự chuẩn bị bài giảng chu đáo, truyền tải được những nội dung cơ bản của các chuyên đề do Ban tổ chức phân công; lên lớp đúng giờ, có trách nhiệm trong công tác quản lý lớp. HSSV tham gia lớp học có tinh thần, ý thức, thái độ học tập nghiêm túc thể hiện ở việc đảm bảo duy trì sĩ số, đến học đúng giờ, chú ý lắng nghe, ghi chép và tích cực trao đổi thảo luận theo yêu cầu của báo cáo viên. Phần lớn các bài thu hoạch đủ câu, đủ ý, nhiều bài viết có sự đầu tư, nắm vững nội dung được báo cáo viên trao đổi trên lớp, có liên hệ thực tế. Thông qua Tuần sinh hoạt công dân, HSSV được nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; hiểu rõ quyền lợi, nghĩa vụ, ý thức trách nhiệm của mình, áp dụng hiệu quả vào quá trình học tập và rèn luyện tại Nhà trường. Một số hình ảnh Tuần sinh hoạt công dân – học sinh, sinh viên năm học 2024-2025:
TS. Phùng Quý Sơn – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng phổ biến, quán triệt “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý thức tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước, phồn vinh, hạnh phúc” và chuyên đề năm 2024
Thượng tá Lâm Tiến Hùng – Phó Trưởng phòng, phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Lạng Sơn tuyên truyền, phổ biến, quán triệt “Tìm hiểu Luật an ninh mạng”.
Đại úy Nông Minh Tuấn Phó đội trưởng Đội 3 – Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Lạng Sơn phổ biến, quán triệt chuyên đề “Luật phòng, chống ma túy, mại dâm, mua bán người; Phòng, chống bạo lực học đường”
Thượng úy Bế Mạnh Kiệt – Bí thư chi đoàn Cảnh sát Giao thong, Công an tỉnh Lạng Sơn phổ biến, quán triệt chuyên đề “Tuyên truyền, phổ biến Giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông”
Giảng viên Hoàng Thị Hường – viên chức Phòng Tổ chức – Công tác HSSV tuyên truyền nội dung cơ bản của Luật Lao động; Chế độ chính sách, thông tin tín dụng và trách nhiệm hoàn vốn đối với HSSV tham gia vay vốn; y tế học đường.
Học sinh, sinh viên tham gia lớp học
Hướng dẫn cấp giấy phép xuất nhập cảnh cho người nước ngoài thường trú tại Việt Nam không có hộ chiếu
Căn cứ Nghị định số 21/2001/NĐ-CP ngày 28/5/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;
Căn cứ Nghị quyết số 61/NQ-CP ngày 17/12/2010 của Chính phủ quy định về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng của Bộ Công an;
Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Bộ Công an hướng dẫn về việc cấp giấy phép xuất nhập cảnh cho người nước ngoài thường trú tại Việt Nam như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Thông tư này hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép xuất nhập cảnh cho người nước ngoài thường trú tại Việt Nam không có hộ chiếu.
Điều 2. Điều kiện cấp Giấy phép xuất nhập cảnh
Người nước ngoài xin cấp giấy phép xuất nhập cảnh phải có đủ các điều kiện sau:
1. Có Thẻ thường trú do cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam cấp.
2. Không có hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.
3. Không thuộc diện bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 3. Thời hạn và giá trị sử dụng của Giấy phép xuất nhập cảnh
1. Giấy phép xuất nhập cảnh (tên tiếng Anh là Exit and Entry Permit - mẫu N18 kèm theo) cấp riêng cho từng người, có thời hạn ngắn hơn thời hạn phải đổi Thẻ thường trú ít nhất 01 tháng và không được gia hạn.
2. Giấy phép xuất nhập cảnh không có giá trị thay thế hộ chiếu, không xác định quốc tịch của người được cấp.
3. Người mang Giấy phép xuất nhập cảnh kèm theo Thẻ thường trú được miễn thị thực khi xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam trong thời hạn của Giấy phép.
Điều 4. Thủ tục, nơi tiếp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết cấp Giấy phép xuất nhập cảnh
- 01 tờ khai theo mẫu N17A (ban hành kèm theo Thông tư này);
- Bản chụp (không cần chứng thực) Thẻ thường trú do Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam cấp kèm theo bản chính để người nhận kiểm tra, đối chiếu;
- 02 ảnh cỡ 4 x 6cm mới chụp, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu, trong đó 01 ảnh dán vào tờ khai.
2. Người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đề nghị cấp Giấy phép xuất nhập cảnh nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố nơi người nước ngoài thường trú hoặc Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an.
3. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố xem xét và chuyển hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xuất nhập cảnh về Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an. Trong thời hạn 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an xem xét cấp Giấy phép xuất nhập cảnh.
4. Người đề nghị cấp lại Giấy phép xuất nhập cảnh do hết hạn sử dụng, hư hỏng phải làm hồ sơ mới, nếu bị mất phải kèm theo Tờ khai mất Giấy phép xuất nhập cảnh theo mẫu N17B (ban hành kèm theo Thông tư này).
Điều 5. Lệ phí cấp Giấy phép xuất nhập cảnh
Người được cấp Giấy phép xuất nhập cảnh phải nộp lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 6. Việc thu hồi Giấy phép xuất nhập cảnh
1. Giấy phép xuất nhập cảnh bị thu hồi trong trường hợp người được cấp giấy phép bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố thực hiện việc thu hồi Giấy phép xuất nhập cảnh.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm Thông tư này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an có trách nhiệm:
- Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức liên quan và người nước ngoài thực hiện Thông tư này.
- Phối hợp với Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền của các nước biết, tạo điều kiện cho người được cấp Giấy phép xuất nhập cảnh.
- In, quản lý ấn phẩm trắng Giấy phép xuất nhập cảnh và các mẫu N17A, N17B ban hành kèm theo Thông tư này.
- Thực hiện kiểm tra, thống kê nhà nước về việc cấp Giấy phép xuất nhập cảnh.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 8 năm 2011 và thay thế Quyết định số 679/2007/QĐ-BCA-A11 ngày 20/06/2007 của Bộ trưởng Bộ Công an về việc ban hành Quy chế cấp và quản lý “Giấy phép xuất nhập cảnh”.
2. Các Tổng cục trưởng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc nảy sinh, Công an các đơn vị, địa phương, các cơ quan, tổ chức có liên quan phản ánh về Bộ Công an (qua Cục Quản lý xuất nhập cảnh) để có hướng dẫn kịp thời./.