Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
IV. THEO HỌC NGÀNH TRUYỀN THÔNG Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÀO?
Khi du học Trung Quốc, bạn có thể theo học tại các trường đại học sau:
Trên đây là thông tin về ngành báo chí truyền thông và các trường đào tạo ngành báo chí truyền thông tốt nhất Trung Quốc.
Tiếng Trung Nguyên Khôi hy vọng sẽ giúp ích cho quá trình tìm kiếm thông tin du học Trung Quốc của bạn.
Xem thêm: Báo chí tuyên truyền và Tin tức Truyền thông có gì khác biệt?
Báo mạng điện tử chất lượng cao
D01: 26,26A01: 25,76A16: 25,51C15: 26,76
Kinh tế và Quản lý (chất lượng cao)
Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước
Quản lý hoạt động tư tưởng - văn hóa
D01: 25,52A01: 25,52A16: 25,52C15: 25,52
D01: 25,60A01: 25,60A16: 25,60C15: 25,60
D01: 25,45A01: 25,45A16: 25,45C15: 25,45
D01: 25,85A01: 25,60A16: 25,60C15: 26,35
D01: 25,88A01: 25,88A16: 25,88C15: 25,88
D01: 35,00A01: 35,00D72: 34,50D78: 36,00
Quan hệ chính trị và truyền thông quốc tế
Quan hệ quốc tế và Truyền thông toàn cầu
Quan hệ công chúng chuyên nghiệp
Melde dich an, um fortzufahren.
III. HỌC BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG CÓ THỂ LÀM GÌ?
Các sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm tại các vị trí như:
– Chuyên viên Quan hệ công chúng.
– Thu thập tin tức, phân tích sự kiện
– Giảng dạy, nghiên cứu báo chí
– Chuyên viên Quảng cáo, Marketing
– Các đơn vị tuyển dụng mà sinh viên có thể xin việc như các cơ quan báo chí, các toà soạn báo in và báo mạng. đài phát thanh hay truyền hình tại trung ương và địa phương.
Bên cạnh đó, bạn còn có thể tuyển dụng tại Cục Báo chí các Sở Văn hoá- Thông tin thành phố, các viện nghiên cứu báo chí, truyền thông hay các tổ chức trong và ngoài nước,…
I. KHÁI QUÁT VỀ BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG
Báo chí truyền thông là quá trình truyền tải thông tin, ý kiến, tin tức,… giữa hai hoặc nhiều người với nhau nhằm giao tiếp, kết nối, tăng sự hiểu biết và nhận thức. Truyền thông được thực hiện qua nhiều kênh khác nhau, bao gồm truyền thông đại chúng, truyền thông xã hội, truyền thông trực tuyến,… Đây là công cụ quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu, quảng bá sản phẩm/ dịch vụ, tạo dựng tình cảm, uy tín từ khách hàng, đối tác của các doanh nghiệp.
Ngoài ra, truyền thông còn có vai trò quan trọng trong việc lan tỏa thông tin về các sự kiện, vấn đề xã hội và chính trị, đóng vai trò giúp người dân có được những thông tin cần thiết để đưa ra quyết định và hành động phù hợp.
II. YÊU CẦU CẦN CÓ VỚI NGƯỜI LÀM NGHỀ BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG
Ngành truyền thông nói riêng và ngành truyền thông báo chí nói chung luôn thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ bởi môi trường hấp dẫn, năng động, sáng tạo và nhiều thử thách mới mẻ. Tuy nhiên, do đặc thù ngành nghề, những người làm việc trong lĩnh vực báo chí truyền thông cũng cần phải có những tố chất và kỹ năng sau:
Người làm trong ngành truyền thông cần phải có khả năng viết lách một cách sáng tạo, thuyết phục để tạo ra các nội dung truyền thông hấp dẫn cho công chúng. Bằng cách sử dụng từ ngữ chính xác, phong cách viết lưu loát và phối hợp các ý tưởng để tạo ra nội dung hấp dẫn.
Tư duy sáng tạo, nhạy bén giúp những người làm truyền thông tạo ra những ý tưởng mới, độc đáo và hấp dẫn để thu hút sự chú ý của công chúng. Tư duy sáng tạo trong truyền thông có thể được áp dụng vào nhiều lĩnh vực, bao gồm thiết kế đồ họa, quản lý truyền thông mạng xã hội, sản xuất video, quảng cáo, PR,… Tư duy sáng tạo giúp tạo ra các chiến lược truyền thông mới, phát triển các ý tưởng sáng tạo nhằm quảng bá sản phẩm/ dịch vụ một cách hiệu quả, đáp ứng nhanh chóng với những thay đổi trong thị trường và nhu cầu của khách hàng.
Kỹ năng giao tiếp bao gồm khả năng lắng nghe, hiểu được các ý kiến và phản hồi công chúng. Đồng thời truyền tải ý tưởng, thông điệp và các chiến lược truyền thông một cách rõ ràng và thuyết phục. Bên cạnh đó, kỹ năng giao tiếp còn bao gồm khả năng nói trước đám đông, thuyết trình, thuyết phục khách hàng và đối tác về các ý tưởng sản phẩm/ dịch vụ của mình.
Trong quá trình làm truyền thông, sẽ không ít lần doanh nghiệp phạm phải những sai lầm, gây ảnh hưởng tiêu cực tới uy tín, hình ảnh thương hiệu. Chỉ cần một phản hồi chưa đúng ý, một bài đăng mang tính chủ quan, lựa chọn KOL không phù hợp,… đều có thể xảy ra những tranh cãi. Lúc này, những người làm truyền thông phải nhanh chóng kiểm soát vấn đề, bằng cách phân tích, đánh giá, xác định nguyên nhân và linh hoạt tìm ra giải pháp phù hợp. Người làm truyền thông cũng cần phải có khả năng làm việc hiệu quả với các đối tác, khách hàng để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc.
Trong ngành truyền thông thường có nhiều dự án, công việc cần phải hoàn thành trong thời gian ngắn, điều này đòi hỏi mỗi người phải có khả năng quản lý thời gian hiệu quả, đảm bảo các công việc được hoàn thành đúng hạn và đạt chất lượng cao. Kỹ năng quản lý thời gian bao gồm khả năng lập kế hoạch, ưu tiên các công việc khẩn cấp và quan trọng, đồng thời có khả năng định lượng thời gian cần thiết cho mỗi nhiệm vụ, thiết lập một lịch trình làm việc hợp lý để đảm bảo không bị quá tải lượng công việc.
Người làm trong ngành truyền thông thường phải làm việc với một lượng thông tin lớn, mỗi ngày phải cập nhật các xu hướng mới, các công nghệ, thuật toán, quản lý các dự án, sự kiện,… Do đó, họ cần phải có khả năng tổ chức công việc một cách hiệu quả để đảm bảo các dự án được diễn ra suôn sẻ. Kỹ năng tổ chức trong truyền thông bao gồm khả năng lập kế hoạch, quản lý tài liệu và thông tin một cách có hệ thống, đảm bảo sự liên lạc và phối hợp tốt giữa các bộ phận/ phòng ban trong công ty. Người làm trong ngành truyền thông cần phải biết cách sử dụng các công cụ, phương pháp quản lý công việc hiệu quả để đảm bảo tính chính xác cũng như tiết kiệm thời gian.
Những người làm truyền thông cần xây dựng kế hoạch và triển khai các chiến lược truyền thông. Kỹ năng lập kế hoạch bao gồm việc định hướng chiến lược, phân tích thị trường, đối thủ cạnh tranh, phát triển kế hoạch và triển khai. Kỹ năng này giúp mỗi người có thể xây dựng các kế hoạch truyền thông một cách chỉn chu, kỹ lưỡng và hiệu quả.