Đây là thông tin được chia sẻ tại hội thảo "Đánh giá 10 năm thực hiện chính sách an sinh xã hội giai đoạn 2012 - 2020" do Bộ LĐ-TB-XH và Tổ chức lao động quốc tế (ILO) tổ chức ngày 20.4.

Một số chính sách chưa "bao phủ", thiếu bền vững

Bên cạnh những kết quả đạt được, Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi cho rằng, một số chính sách ASXH chưa bao phủ hết các nhóm đối tượng, thiếu bền vững, thực hiện thiếu đồng bộ, chưa đồng đều giữa các địa phương, chênh lệch về mức sống, hưởng thụ văn hóa, tinh thần giữa các vùng, miền, nhóm đối tượng... còn lớn.

Mức trợ cấp xã hội còn thấp, chất lượng an sinh xã hội có mặt còn hạn chế, đời sống của một bộ phận dân cư còn nhiều khó khăn. Hệ thống quản lý còn bất cập, trình độ quản lý chưa cao, vẫn còn hiện tượng lạm dụng, trục lợi chính sách.

Ông Hồi chia sẻ: “Thời gian tới, Việt Nam cần có kế hoạch tổng thể nghiên cứu, tổng kết, đánh giá các chính sách ASXH hiện hành và nghiên cứu xây dựng, đề xuất với T.Ư một nghị quyết mới về chính sách xã hội cho giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 là hết sức cần thiết, nhằm quản lý và phát triển xã hội phù hợp với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một nước đang phát triển có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và là nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045. Trong đó, xác định đầu tư cho con người, cho chính sách xã hội là đầu tư cho phát triển nhằm đạt được mục tiêu phát triển nhanh và bền vững".

Để Việt Nam tiến tới tầm nhìn an sinh xã hội cho toàn dân, bà Ingrid Christensen, Giám đốc ILO Việt Nam, nhấn mạnh Việt Nam phải tiếp tục dành những nỗ lực và nguồn lực đáng kể để tăng cường hệ thống an sinh xã hội trên nhiều chiều cạnh khác nhau.

Theo các chuyên gia ILO, việc cải cách các chính sách ASXH cần được thiết kế và thực hiện dựa trên một loạt các nguyên tắc như: phối hợp và liên kết nhiều hơn giữa các chính sách và can thiệp khác nhau; hệ thống ASXH nhạy cảm hơn về giới và phản ứng với sốc; đảm bảo ASXH, không bỏ lại ai phía sau; thúc đẩy sự tham gia của nhiều bên liên quan trong quá trình hoạch định chính sách ASXH...

Con số 11,2 tỷ USD xuất siêu hàng hóa của Việt Nam được coi là điểm sáng của năm 2022. Tuy nhiên, với thực trạng xuất khẩu và nhập khẩu sụt giảm trong quý IV năm 2022 đã cho thấy các doanh nghiệp xuất khẩu hiện đang thiếu hụt đơn hàng mới, dẫn tới không nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho sản xuất, từ đó sẽ tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất và xuất khẩu của năm 2023   Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam năm 2022 nhiều tín hiệu tích cực

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả năm 2022 đạt 732,5 tỷ USD, tăng 9,5% so năm 2021. Trong đó: Xuất khẩu đạt 371,9 tỷ USD, tăng 10,6% và nhập khẩu đạt 360,7 tỷ USD, tăng 8,4%. Cán cân thương mại đạt xuất siêu 11,2 tỷ USD, đóng góp vào trực tiếp vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Trong bối cảnh tổng cầu thế giới suy giảm, kết quả này được đánh giá là rất khả quan và là điểm sáng trong bức tranh chung của nền kinh tế.

Về xuất khẩu hàng hóa, trong bối cảnh tổng cầu thế giới suy giảm nhưng cả năm 2022, ước kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn đạt 371,85 tỷ USD, tăng 10,6% so với năm 2021 là kết quả rất khả quan. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 95,09 tỷ USD, tăng 6,5%, chiếm 25,6% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 276,76 tỷ USD, tăng 12,1%, chiếm 74,4%.

Có 36 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 94% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, có 08 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 70,1%, bao gồm: Điện thoại và linh kiện; điện tử, máy tính và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; dệt may; giày dép; gỗ và sản phẩm gỗ; thủy sản; phương tiện vận tải và phụ tùng.

Biểu 1. Trị giá một số mặt hàng xuất khẩu năm 2022

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu, nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm 89%, giảm 0,1 điểm phần trăm so năm 2021; nhóm hàng nông, lâm sản chiếm 6,7%, giảm 0,5 điểm phần trăm; nhóm hàng thủy sản chiếm 2,9%, tăng 0,3 điểm phần trăm; nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản chiếm 1,4%, tăng 0,3 điểm phần trăm.

Về nhập khẩu hàng hóa, tính chung cả năm 2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 360,65 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 125,79 tỷ USD, tăng 10%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 234,86 tỷ USD, tăng 7,5%.

Trong năm 2022 có 46 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 93,3% tổng kim ngạch nhập khẩu. Trong đó, có 06 mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 52,1%, bao gồm: Điện tử, máy tính và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; điện thoại và linh kiện; vải; chất dẻo; sắt thép.

Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu năm 2022, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm 93,5%, tỷ trọng bằng năm trước, trong đó nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 44,7%, giảm 1,8 điểm phần trăm; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 48,8%, tăng 1,8 điểm phần trăm; nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng chiếm 6,5%, tỷ trọng bằng năm trước.

Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2022, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 109,1 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 119,3 tỷ USD.

Hình 1. Thị trường xuất, nhập khẩu hàng hoá chủ yếu năm 2022

Hoạt động xuất, nhập khẩu dịch vụ năm 2022 tăng mạnh, tính chung cả năm 2022, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ước đạt 12,9 tỷ USD, tăng 145,2% so với năm 2021, trong đó dịch vụ du lịch đạt 3,8 tỷ USD (chiếm 29,8% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ), tăng gần 25 lần so với năm trước; dịch vụ vận tải đạt 5,6 tỷ USD (chiếm 43,4%), tăng 165,4%.

Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ năm 2022 ước đạt 25,5 tỷ USD, tăng 23,6% so với năm trước, trong đó dịch vụ vận tải đạt 12,4 tỷ USD (chiếm 48,7% tổng kim ngạch nhập khẩu dịch vụ), tăng 18,3%; dịch vụ du lịch đạt 6,5 tỷ USD (chiếm 25,6%), tăng 70,8%. Nhập siêu dịch vụ năm 2022 là 12,6 tỷ USD (trong đó đã tính trong phí dịch vụ vận tải và bảo hiểm của hàng hóa nhập khẩu là 9 tỷ USD).

Thách thức hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2023

Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa cả năm 2022 có nhiều tín hiệu vui với cán cân thương mại đạt xuất siêu 11,2 tỷ USD, đóng góp vào trực tiếp vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, bức tranh xuất nhập khẩu Việt Nam đạt nhiều kết quả ấn tượng trong 3 quý đầu năm, nhưng bước sang quý IV, hoạt động xuất nhập khẩu có dấu hiệu suy giảm rõ rệt; và hiện tượng suy giảm này được dự báo tiếp tục diễn biến trong những tháng của năm 2023.

Cụ thể, quý IV năm 2022, kim ngạch xuất khẩu giảm 6,1%. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước giảm tới 14,8%; Khu vực kinh tế đầu tư nước ngoài giảm 2,7%. Một số mặt hàng XK chủ lực, chiếm giá trị lớn của Việt Nam của quý IV năm 2022 cũng giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2021: Điện thoại các loại và linh kiện đạt kim ngạch xuất khẩu 14,2 tỷ USD, giảm 14%; Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 13,4 tỷ USD, giảm 5,3%; Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 11,5 tỷ USD, giảm 4,6%; Hàng dệt may đạt 8,5 tỷ USD, giảm 8,9%. Bốn nhóm hàng này (chiếm tới 53,2% tổng kim ngạch xuất khẩu) giảm mạnh, đã có tác động tiêu cực tới tăng trưởng xuất khẩu của quý IV năm 2022.

Mức sụt giảm kim ngạch xuất khẩu của quý IV năm 2022 còn được thể hiện rõ theo xu hướng của các tháng liên tiếp và theo khu vực kinh tế. Khu vực kinh tế trong nước: Tháng Mười giảm 7,8%; tháng Mười một giảm 14,1%; và tháng Mười hai giảm tới 22,4%. Khu vực kinh tế đầu tư nước ngoài có sự sụt giảm nhẹ hơn: Tháng Mười tăng 9,7%; tháng Mười một giảm 7,0%; và tháng Mười hai giảm 11,1%.

Một số sản phẩm xuất khẩu như nông sản, thủy sản, thức ăn gia súc và nguyên liệu có giá trị xuất khẩu cao với tốc độ tăng trưởng khá, được đánh giá là điểm sáng trong 9 tháng đầu năm 2022, tuy nhiên trong quý IV năm 2022 đã có sự sụt giảm mạnh như: Thủy sản, cà phê, hạt điều, hạt tiêu, thức ăn gia súc và nguyên liệu…

Hoạt động nhập khẩu năm 2022 cũng có xu hướng sụt giảm theo quý: Quý I tăng 15,2%; quý II tăng 15,8%; quý III tăng 7,6%; quý IV giảm 3,9%.

Một số mặt hàng nhập khẩu của quý IV năm 2022 chiếm giá trị lớn của Việt Nam giảm mạnh so với cùng kỳ: Điện tử, máy tính và linh kiện kim ngạch nhập khẩu đạt 18,1 tỷ USD, giảm 16,2%; Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 10,9 tỷ USD, giảm 4,8%; Điện thoại các loại và linh kiện đạt 5,4 tỷ USD, giảm 18,1%. Ba nhóm hàng này chiếm tới 40,5% tổng kim ngạch nhập khẩu, tác động chính vào sự sụt giảm của quý IV năm 2022.

Con số 11,2 tỷ USD xuất siêu hàng hóa của Việt Nam được coi là điểm sáng của năm 2022, tuy nhiên với thực trạng xuất khẩu và nhập khẩu sụt giảm trong quý IV năm 2022 đã cho thấy các doanh nghiệp xuất khẩu thiếu hụt đơn hàng mới, dẫn tới không nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho sản xuất, từ đó sẽ tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất và xuất khẩu của năm 2023. Theo đó, các chuyên gia dự báo năm 2023, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam sẽ tiếp tục gặp khó khăn. Điều này đòi hỏi Chính phủ, các Bộ, ban, ngành; các doanh nghiệp phải cực kỳ nỗ lực tìm giải pháp khắc phục khó khăn mới mong giữ ổn định đà tăng trưởng trong năm tới./.

Vụ trưởng Vụ Thống kê Thương mại và Dịch vụ - TCTK

Dự Hội nghị có ông Nguyễn Long Hải - Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương; ông Đỗ Thắng Hải – Thứ trưởng Bộ Công Thương cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, Ban ngành cơ quan Trung ương. Về phía Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, có đại diện lãnh đạo Vụ Công nghiệp, Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ Pháp chế, Kiểm soát nội bộ. Về phía Vinataba, có ông Hồ Lê Nghĩa – Chủ tịch Hội đồng thành viên, ông Hà Quang Hòa – Tổng Giám đốc; các Thành viên Hội đồng thành viên, Ban Điều hành, đại diện các Ban chức năng và đơn vị thành viên.

Hầu hết các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chính đều hoàn thành kế hoạch

Báo cáo tại Hội nghị, ông Hà Quang Hòa – Tổng Giám đốc Vinataba cho biết: Trong năm 2022, sản lượng thuốc lá điếu của Vinataba ước đạt 4.115 triệu bao, bằng 102% kế hoạch. Trong đó, sản lượng nội tiêu ước đạt 2.772 triệu bao, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng xuất khẩu ước đạt 1.343 triệu bao, giảm 6% so cùng kỳ năm trước.

Tổng doanh thu của toàn Tổng Công ty ước đạt 26.826 tỷ đồng (hơn 1 tỷ USD) bằng 105% kế hoạch và tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu thuốc lá điếu ước đạt 19.272 tỷ đồng, bằng 106% kế hoạch và tăng 8% so cùng kỳ năm trước. Trong năm 2022, nộp ngân sách ước đạt 13.775 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế khoảng 1.550 tỷ đồng. Kinh doanh đạt hiệu quả của Vinataba có được nhờ thực hiện tăng giá bán một số sản phẩm thuốc lá hợp lý từ đầu năm nhằm bù đắp các khoản chi phí tăng cao, chú trọng tiết giảm chi phí và Tổng Công ty đã đóng góp 100 tỷ đồng ủng hộ Quỹ Vaccine phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Theo đánh giá của Vinataba, trong bối cảnh thị trường nội tiêu vẫn còn nhiều khó khăn khi thuốc lá nhập lậu quay trở lại, cạnh tranh trong ngành tiếp tục diễn biến gay gắt, các hoạt động tuyên truyền Phòng, chống tác hại thuốc lá ngày càng được đẩy mạnh, Tổng Công ty vẫn duy trì tăng trưởng sản lượng nội tiêu và chiếm 65% thị phần nội tiêu toàn ngành. Các đơn vị thuộc Vinataba đã làm tốt công tác tiết giảm chi phí trong khâu sản xuất và chi phí quản lý, đồng thời chủ động cân đối tồn kho và dự trữ nguyên phụ liệu phù hợp với nhu cầu sản xuất để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Hầu hết các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chính của Tổng Công ty năm 2022 đều hoàn thành kế hoạch, một số chỉ tiêu có tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước.

Dự án đầu tư thiết bị đồng bộ kho nguyên liệu và kho thành phẩm trong Chương trình tổng thể đầu tư di dời Công ty Thuốc lá Sài Gòn đã được tái triển khai sau thời gian dài tạm dừng thực hiện do vốn ngân sách Nhà nước đã hết thời gian thực hiện và giải ngân. Tuy nhiên, hiện tại, Tổng Công ty cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Cụ thể, chi phí nguyên nhiên liệu, nguyên phụ liệu đầu vào tăng rất cao, đồng thời tỷ giá ngoại tệ, lãi suất ngân hàng có xu hướng tăng trong giai đoạn cuối năm và sản phẩm thuốc lá tiêu thụ trong nước phải chịu thêm các loại thuế, phí: phí đóng Quỹ bảo vệ môi trường và chi phí mua tem thuốc lá đã tác động trực tiếp tới hiệu quả hoạt động của Tổng Công ty.

Hoạt động xuất khẩu của Vinataba vẫn còn gặp nhiều khó khăn do diễn biến dịch bệnh Covid-19 quốc tế kéo dài; khách hàng lớn của Vinataba đang có xu hướng chuyển dịch hoạt động sản xuất và chính sách kiểm soát thuốc lá nhập khẩu ngày càng siết chặt tại một số quốc gia; đặc biệt khó khăn do khan hiếm container, cước vận chuyển tăng cao, các đối tác chủ động giảm và giãn các đơn hàng xuất khẩu.

Đặt mục tiêu nộp ngân sách gần 14 nghìn tỷ đồng trong năm 2023

Phát biểu tại Hội nghị, ông Hồ Lê Nghĩa – Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinataba cho biết: Năm 2023 được dự đoán nhiều khó khăn, tuy nhiên, Tổng Công ty vẫn đặt ra mục tiêu đạt 27.500 tỷ đồng, nộp ngân sách tiếp tục gần 14.000 tỷ đồng, vượt 111,2% so với năm 2022. Để đạt được mục tiêu này, Vinataba đã và đang đề ra 10 nhóm giải pháp, trong đó chú trọng nghiên cứu, xây dựng kế hoạch và lộ trình điều tiết giá bán sản phẩm phù hợp để bù đắp chi phí tăng quá lớn do biến động giá nguyên phụ liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất.

Xây dựng và triển khai có hiệu quả Chương trình Xúc tiến xuất khẩu của Tổng Công ty năm 2023 để khai thác phát triển thị trường mới; củng cố thị trường truyền thống; chú trọng tính pháp lý, hiệu quả và quản lý rủi ro trong công tác xuất khẩu sản phẩm thuốc lá điếu.Tích cực đàm phán với khách hàng về giá sản phẩm xuất khẩu nhằm bù đắp chi phí nguyên phụ liệu và các chi phí quản lý tăng cao, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu. Chủ động bám sát tình hình cung cấp nguyên phụ liệu đầu vào cho sản xuất; làm việc với các nhà cung cấp để đảm bảo ổn định nguồn cung đầu vào trong bối cảnh giá nguyên phụ liệu biến động mạnh; cân đối tồn kho và dự trữ nguyên phụ liệu phù hợp với nhu cầu sản xuất.

Triển khai các giải pháp tiết giảm chi phí, đặc biệt là các chi phí sản xuất, chi phí quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh; Nghiên cứu nội địa hóa và sử dụng các nguyên, phụ liệu có tính chất thay thế để giảm giá thành sản phẩm. Cải tiến máy móc thiết bị, tăng cường công tác gia công tại các đơn vị thành viên trong Tổng Công ty, giảm thuê gia công bên ngoài nhằm tận dụng tối đa hiệu suất máy móc thiết bị; đồng thời áp dụng các mô hình quản trị sản xuất tiên tiến, hiện đại, chuyên nghiệp, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.

Tiếp tục phối hợp theo dõi thị trường tiêu thụ sản phẩm nhằm đánh giá các sản phẩm mới trên thị trường và điều chỉnh chất lượng phù hợp; Phối hợp với các đơn vị thuốc lá điếu lựa chọn nguồn nguyên liệu phục vụ cho công tác phối chế phù hợp với kế hoạch nghiên cứu sản phẩm mới. Tiếp tục nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mang nhãn hiệu Vinataba phù hợp với xu hướng tiêu dùng; nghiên cứu, cải thiện chất lượng sản phẩm để củng cố thị trường tiêu thụ. Tiếp tục tham gia nghiên cứu việc hợp tác phát triển sản phẩm thuốc lá thế hệ mới, các sản phẩm thay thế thuốc lá truyền thống....

Ngoài ra, triển khai có hiệu quả các nhóm giải pháp trong kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Tổng Công ty nhằm củng cố các vùng nguyên liệu chất lượng tốt và nâng cao chất lượng nguyên liệu nội địa, giảm dần sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Tiếp tục định hướng đơn vị sản xuất nguyên liệu phát triển bền vững vùng trồng nguyên liệu và đảm bảo nguồn cung nguyên phụ liệu trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động....

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Ngọc Cảnh đánh giá: Năm 2022 là một năm khó khăn, tình hình thế giới có nhiều biến động, khó lường, dịch bệnh Covid-19, xung đột giữa Nga và Ukraine tác động lớn đến nền kinh tế toàn cầu: chi phí nguyên vật liệu đầu vào, giá lương thực, nhiên liệu (gas, xăng, dầu) tăng cao đột biến, lạm phát và lãi suất tăng cao. Nền kinh tế Việt Nam đã có sự mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế nhất định, không tránh khỏi ảnh hưởng. Tỷ giá ngoại tệ và lãi vay thương mại trong nước đã được điều chỉnh tăng từ quý III và quý IV/2022 và đã tác động trực tiếp đến chi phí hoạt động của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Vinataba còn có những khó khăn đặc thù riêng của ngành Thuốc lá: đó là các chi phí bắt buộc mới phát sinh năm 2022 như Phí đóng Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam (60 đồng/bao thuốc lá 20 điếu) và chi phí mua tem điện tử thuốc lá (18,184 đồng/con tem).

“Tuy nhiên, bằng nhiều giải pháp, 19 Tập đoàn, Tổng công ty thuộc Ủy ban đều nỗ lực bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, có đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước; đa số các doanh nghiệp đều đạt và vượt xa các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó có Vinataba” – Phó Chủ tịch Nguyễn Ngọc Cảnh đánh giá.

Biểu dương nỗ lực rất lớn từ lãnh đạo Tổng Công ty, các đơn vị thành viên cũng như toàn thể cán bộ, nhân viên để thực hiện những kết quả trên, góp phần vào kết quả hoạt động chung của Ủy ban, Phó Chủ tịch Nguyễn Ngọc Cảnh nhận định: Đây là ưu điểm cần tiếp tục phát huy, đóng góp vào sự phát triển chung của Tổng Công ty và toàn Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong năm 2023.

Theo Phó Chủ tịch Nguyễn Ngọc Cảnh, dự báo năm 2023, kinh tế và thương mại toàn cầu dự báo tiếp tục phục hồi nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Giá cả nguyên vật liệu sản xuất, lạm phát có nguy cơ gia tăng. Cạnh tranh chiến lược, căng thẳng thương mại giữa các nước, dịch bệnh ở một số nước còn diễn biến phức tạp. Nền kinh tế Việt Nam sẽ phải tiếp tục đối mặt rất nhiều khó khăn, thách thức bởi thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, áp lực lạm phát... Những thuận lợi và khó khăn đan xen này sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển của các Tập đoàn, Tổng Công ty trực thuộc Ủy ban.

Do đó, Vinataba cần căn cứ theo điều kiện cụ thể của mình và tình hình thực tiễn hiện nay, lựa chọn những giải pháp phù hợp nhất và tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả để phát huy tốt hơn nữa vai trò của mình đối với toàn ngành thuốc lá cũng như đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Phó Chủ tịch Nguyễn Ngọc Cảnh đề nghị Vinataba cần tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được trong năm 2022 để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; đồng thời, tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ quan trọng.

Cụ thể, Vinataba cần phát huy vai trò trách nhiệm của người đại diện phần vốn nhà nước tại đơn vị, đẩy mạnh công tác quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn, từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị trong Tổng Công ty; phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất - kinh doanh năm 2023, báo cáo Ủy ban và các Bộ ngành nhằm tạo điều kiện để hoàn thành kế hoạch sản xuất - kinh doanh 5 năm 2021-2025. Tổng Công ty cần chú trọng chuyển đổi cơ cấu sản phẩm phù hợp với yêu cầu tiêu dùng; tiếp tục định hướng xuất nhập khẩu bền vững trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế; và tích cực tham gia góp phần ngăn chặn, hạn chế thuốc lá nhập lậu và tăng thu ngân sách.

Bên cạnh đó, Tổng Công ty cần tích cực nghiên cứu phát triển, cải tiến công nghệ sản xuất;  hợp tác quốc tế trong lĩnh vực sản phẩm thay thế và thuốc lá thế hệ mới; khôi phục vùng trồng cây thuốc lá theo hướng bền vững; phát triển nguyên liệu nội địa để chủ động sản xuất, từng bước thay thế nhập khẩu. Phó Chủ tịch Nguyễn Ngọc Cảnh yêu cầu Vinataba tiếp tục kiện toàn hệ thống quản trị theo hướng hiệu quả và tiên tiến, đẩy mạnh công tác quản lý, đào tạo nguồn nhân lực theo hướng chuyên nghiệp; từng bước áp dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý điều hành của Công ty mẹ - Tổng Công ty phù hợp cơ chế quản lý của Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cán bộ, công nhân viên toàn Tổng Vông ty, tiếp tục thực hiện tốt công tác an sinh và trách nhiệm xã hội.

Nhân dịp này, Hội nghị đã vinh danh những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong lao động, thi đua.

*Cùng ngày, Đảng bộ Vinataba tổ chức tổng kết xây dựng Đảng, công tác kiểm tra giám sát và phòng chống tham nhũng năm 2022.