An ninh quốc phòng tiếng Anh là National Security (defense and maintenance of a state through use of all powers at the state’s disposal)
Xây dựng tiềm lực quốc phòng:
Tiềm lực quốc phòng bao gồm: tiềm lực chính trị – tinh thần, tiềm lực kinh tế, tiềm lực khoa học và công nghệ và tiềm lực quân sự. Việc xây dựng tiềm lực quốc phòng chính là xây dựng tiềm lực chính trị – tinh thần, tiềm lực kinh tế, tiềm lực khoa học và công nghệ và tiềm lực quân sự. Cụ thể:
– Xây dựng tiềm lực chính trị – tinh thần:
Xây dựng tiềm lực chính trị – tinh thần được hiểu chính là thành tố cơ bản của tiềm lực quốc phòng, chứa đựng trong tố chất con người, trong truyền thống lịch sử – văn hoá dân tộc và trong hệ thống chính trị. Đây là khả năng tiềm tàng về chính trị tinh thần có thể huy động nhằm tạo ra sức mạnh để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng. Tiềm lực này biểu hiện ở nhận thức, ý chí, niềm tin, tâm lý, tình cảm của nhân dân và lực lượng vũ trang trước nhiệm vụ quốc phòng của đất nước.
Xây dựng tiềm lực kinh tế được hiểu là khả năng tiềm tàng về kinh tế (bao gồm cả kinh tế quân sự) có thể huy động để phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng hoặc tiến hành chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở vật chất của các tiềm lực khác, thể hiện ở khối lượng, năng xuất, chất lượng, hiệu quả của nền sản xuất xã hội, ở nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế, nguồn dự trữ tài nguyên, chất lượng, trình độ lực lượng lao động…
Trong lĩnh vực quốc phòng, tiềm lực kinh tế được biểu hiện ở các mặt chủ yếu như khối lượng nhân lực, vật lực, tài lực của nền kinh tế có thể động viên cho việc xử lý các tình huống trong cả thời bình và thời chiến. Tiềm lực kinh tế còn thể hiện ở tính cơ động và sức sống của nền kinh tế, khả năng bảo đảm an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và thử thách ác liệt của chiến tranh.
Xây dựng tiềm lực kinh tế của nền quốc phòng toàn dân của đất nước sẽ được thực hiện thông qua kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế – xã hội với tăng cường quốc phòng – an ninh bảo vệ Tổ quốc; phát triển kinh tế – xã hội gắn liền với xây dựng các khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) theo quy hoạch, kế hoạch đã xác định; xây dựng các khu kinh tế – quốc phòng, quốc phòng – kinh tế tại các hướng chiến lược trọng điểm.
Xây dựng tiềm lực kinh tế để phục vụ quốc phòng là đầu tư thích đáng cho công nghiệp quốc phòng. Nền công nghiệp quốc phòng phải thực sự là bộ phận công nghiệp quốc gia do Bộ Quốc phòng quản lý.
– Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ:
Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ được hiểu là khả năng tiềm tàng về khoa học và công nghệ (cả khoa học tự nhiên, khoa học xã hội – nhân văn, khoa học kỹ thuật và công nghệ…) có thể huy động nhằm mục đích để có thểgiải quyết những nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của xã hội và xử lý các tình huống quốc phòng bảo vệ Tổ quốc. Tiềm lực khoa học và công nghệ là thành tố có vai trò ngày càng quan trọng trong tiềm lực quốc phòng.
Tiềm lực đó được biểu hiện ở trình độ và khả năng phát triển khoa học; số lượng và chất lượng các nhà khoa học; cơ sở vật chất phục vụ cho công tác nghiên cứu, phổ biến và ứng dụng khoa học và công nghệ vào lĩnh vực quốc phòng. Tiềm lực khoa học và công nghệ tác động trực tiếp đến sự phát triển của khoa học và công nghệ trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng, cơ cấu tổ chức lực lượng vũ trang, công tác chỉ huy và quản lý bộ đội…
Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ của nền quốc phòng toàn dân gắn bó chặt chẽ với sự phát triển khoa học và công nghệ của đất nước. Nhà nước Việt Nam coi đầu tư phát triển khoa học – công nghệ là nền tảng và động lực phát triển kinh tế – xã hội. Đây là cơ sở quan trọng để đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, làm nền tảng vững chắc cho tiềm lực khoa học và công nghệ của nền quốc phòng toàn dân…
Trong những năm qua, khoa học – kỹ thuật và nghệ thuật quân sự Việt Nam cũng được quan tâm phát triển, tập trung nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật và chiến thuật để đối phó có hiệu quả với chiến tranh sử dụng vũ khí công nghệ cao.
Xây dựng tiềm lực quân sự được hiểu là khả năng về vật chất và tinh thần có thể huy động để tạo thành sức mạnh phục vụ nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong cả thời bình và thời chiến. Tiềm lực quân sự cũng chính là nòng cốt của tiềm lực quốc phòng, được xây dựng trên nền tảng của tiềm lực chính trị – tinh thần, tiềm lực kinh tế và tiềm lực khoa học và công nghệ. Tiềm lực quân sự không chỉ thể hiện ở khả năng duy trì, hoàn thiện và không ngừng phát triển sức mạnh chiến đấu, trình độ sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng vũ trang mà còn biểu hiện ở nguồn dự trữ về sức người, sức của phục vụ cho nhiệm vụ quân sự.
Nhà nước Việt Nam xây dựng tiềm lực quân sự theo kế hoạch chiến lược thống nhất, phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Năng lực chiến đấu và trình độ sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang thể hiện ở tổ chức, biên chế, trang bị, cơ sở bảo đảm hậu cần, nghệ thuật quân sự và khoa học – kỹ thuật thường xuyên được quan tâm duy trì, hoàn thiện và không ngừng phát triển, đáp ứng các yêu cầu của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.
Tiềm lực quân sự bao gồm cả hai yếu tố cơ bản là con người và vũ khí, trang bị trong đó ta nhận thấy yếu tố con người là yếu tố quyết định. Việt Nam có tiềm lực quân sự mạnh một phần nhờ nguồn nhân lực trẻ dồi dào. Nhà nước Việt Nam quan tâm xây dựng đội ngũ sĩ quan đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Các thanh niên sau khi phục vụ quân đội sẽ là lực lượng dự bị hùng hậu, sẵn sàng động viên bổ sung cho lực lượng thường trực khi cần.
Tiềm lực quân sự còn thể hiện ở khả năng động viên công nghiệp, nông nghiệp, khoa học – kỹ thuật, giao thông vận tải và các ngành dịch vụ công cộng khác để đáp ứng yêu cầu quốc phòng. Xây dựng tiềm lực quân sự được gắn chặt với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Các thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học công nghệ, văn hoá tư tưởng… là cơ sở để từ đó sẽ có thể xây dựng lực lượng vũ trang, phát triển khoa học nghệ thuật quân sự, khoa học xã hội và nhân văn quân sự.
Nhà nước Việt Nam chủ trương gắn việc xây dựng tiềm lực quân sự với việc xây dựng tiềm lực chính trị – tinh thần, tiềm lực kinh tế, tiềm lực khoa học và công nghệ.
Quốc phòng là hoạt động tổ chức và thực hiện các biện pháp phòng vệ của một quốc gia, nhằm bảo vệ, ngăn chặn mọi nguy cơ xâm lược từ bên ngoài vào. Cơ quan tối cao của nhà nước chuyên đặc trách các vấn đề quốc phòng là Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là chức vụ nắm giữ vai trò cao nhất.
Quốc phòng là hoạt động đảm bảo an toàn và tồn vong của một quốc gia dân tộc. Quốc phòng được phản ánh như hoạt động chính đáng và hợp pháp của một quốc gia. Thông thường luật pháp quốc tế không công nhận tán công trước biện minh phòng vệ, nhưng dễ dàng được đồng thuận khi một quốc gia bị tấn công từ bên ngoài, họ được quyền tự vệ chính đáng, bao gồm một cuộc phản công trả đũa. Năm 1979, Việt Nam đã thực hiện phản công trong chiến tranh Tây Nam, đánh bại hoàn toàn Khmer Đỏ.
Liên Hiệp quốc công nhận quyền tự vệ, Chương VII, Điều 51 của HIến chương Liên hiệp quốc
Điều 51: Không có điều nào trong Hiến chương hiện hành làm giảm quyền sở hữu tập thể hoặc tự vệ cá nhân nếu một cuộc tấn công vũ trang xảy ra chống lại một thành viên của Liên hợp quốc, cho đến khi Hội đồng Bảo an thực hiện các biện pháp cần thiết để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Các biện pháp của các thành viên trong việc thực hiện quyền tự vệ này sẽ được báo cáo ngay cho Hội đồng Bảo an và không ảnh hưởng đến quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng Bảo an theo Điều lệ hiện hành bất cứ lúc nào cần thiết để duy trì hoặc khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế.
Một số quốc gia có quy mô diện tích và dân số nhỏ, thường có những thỏa thuận ủy thác quốc phòng cho một nước khác có sức mạnh quân sự, bao gồm láng giềng. Hoặc, họ thường chọn chính sách trung lập.
Quốc phòng chính là công cuộc sử dụng sức mạng của toàn dân tộc để xây dựng, giữ nước. Lực lượng vũ trang của cả nước đều được xây dựng dưa trên cơ sở nòng cốt là sức mạnh cũng với phương châm do dân, vì dân và của dân. Cùng với đó là sức mạnh quốc phòng của đất nước ta đều được xây dựng trên nguồn vật lực, nhân lực cùng với sự tự chủ tự cường và tinh thần toàn diện của toàn dân.
Khi quốc phòng của một quốc gia vững mạnh thì cũng là lúc giữ vững được sự ổn định đất nước, hòa bình và không bị đánh bại bởi những kẻ xấu có ý đồ xâm lược, phản động.
Còn An ninh, là từ được sử dụng để nói lên trạng thái bình yên, sự ổn định cũng như vững chắc của chế độ chính trị của một quốc gia. Sâu xa hơn thì nó là sự nghiệp của toàn dân, do dân thực hiện. An ninh Tổ quốc được bảo vệ dưới sự kết hợp giữa nhân dân cùng với nghiệp vụ của lực lượng an ninh nhân dân chuyên trách, đạp tan được những âm mưu cũng như hành động không lành mạnh như phản động, xâm phạm, phạm pháp… gây mất trật tự an ninh xã hội.
An ninh nhân dân của một quốc gia có nhiệm vụ đấu tranh và không ngừng củng cố sức mạnh cho sự phát triển cho đất nước, từ sự đoàn kết, tinh dần dân tộc và vật chất được xây dựng dựa trên nền an ninh vững chắc.
Như vậy, Quốc phòng an ninh chính là hai yếu tố cần phải được xây dựng một cách ổn định, vững chắc. Khi kết hợp giữa an ninh cùng với quốc phòng, dường như đã là sự hiển nhiên, rất khách quan và nó giúp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước được hoàn thiện hơn. Mặc dù là hai phạm trù phát triển độc lập những lại cùng có mục tiêu chung, cùng nhau hỗ trợ và thúc đẩy nhau, nhằm mang lại cuộc sống bình yên, hòa bình và văn minh cho người dân.