Ngày 24/10/2024, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng công bố vừa thành lập Công ty Cổ phần VinDT, cung cấp dịch vụ đào tạo và sát hạch lái xe thuần điện đầu tiên tại Việt Nam. Không chỉ giúp phổ cập kỹ năng lái xe ô tô một cách dễ dàng cho đông đảo người dân, VinDT còn mang tới cơ hội tiếp cận, tìm hiểu và học cách làm chủ những chiếc ô tô điện thông minh, qua đó thúc đẩy mạnh mẽ xu hướng giao thông xanh tại Việt Nam.

Nghĩa vụ thành lập doanh nghiệp

Theo Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020, nghĩa vụ thành lập doanh nghiệp có các quy định sau:

Quyền thành lập doanh nghiệp

Căn cứ theo Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020, quyền thành lập doanh nghiệp có các quy định sau:

Ai không được thành lập doanh nghiệp?

Theo Điều 17, khoản 2, quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14. Các đối tượng không được thành lập doanh nghiệp bao gồm các cá nhân, tổ chức như: cơ quan nhà nước,cán bộ, công chức, viên chức, Sĩ quan, cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ nhà nước, người chưa thành niên,… không có quyền được thành lập doanh nghiệp.

Điều kiện pháp lý khi thành lập doanh nghiệp

Nhà đầu tư phải đáp ứng các yêu cầu pháp lý để nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Điều kiện thành lập doanh nghiệp được quy định theo chế độ “tiền kiểm” hoặc “hậu kiểm” tùy vào nhu cầu và mục tiêu quản lý nhà nước tuỳ vào từng thời điểm.

Trước khi cung cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cơ sở sẽ tiến hành chế độ “tiền kiểm” để xác minh các điều kiện thành lập doanh nghiệp. Khi quyết định cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký kinh doanh chỉ xem xét hồ sơ “tiền kiểm” sau khi đã tiếp nhận và thẩm định đầy đủ hồ sơ liên quan đến quy định về cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Theo luật hiện hành, một số yêu cầu phải được đáp ứng trước khi có thể được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

“Hậu kiểm” là quá trình xác minh các yêu cầu mà doanh nghiệp phải đáp ứng sau khi đăng ký thành lập và đi vào hoạt động. Nhu cầu thực hiện chính sách hiện đại hóa quy trình hành chính để thành lập và đăng ký kinh doanh đã dẫn đến việc tạo ra chế độ “hậu kiểm”.

Ngoài các yếu tố kinh tế và pháp lý, việc thành lập doanh nghiệp cũng đòi hỏi tuân thủ một loạt các tiêu chuẩn và yêu cầu khác. Điều kiện thành lập doanh nghiệp bao gồm các khía cạnh như chủ thể đứng sau việc thành lập, lựa chọn ngành nghề, đặt tên cho doanh nghiệp, xác định địa chỉ trụ sở chính, quy mô vốn, cũng như việc chuẩn bị và nộp các hồ sơ cần thiết và các khoản lệ phí liên quan.

Tham khảo các bài viết liên quan đến ai có quyền thành lập doanh nghiệp

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến [email protected].

Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Doanh nghiệp và đầu tư. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Doanh nghiệp và đầu tư và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email [email protected].

Viên chức có được thành lập doanh nghiệp không?

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, viên chức không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. Họ chỉ có thể góp vốn mà không tham gia vào quản lý và điều hành các loại hình doanh nghiệp như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp có quy định khác.

Có thể thấy, việc xác định rõ ai có quyền thành lập doanh nghiệp, trước khi quyết định đầu tư kinh doanh vào ngành, lĩnh vực là vô cùng quan trọng. Trên đây là bài viết cung cấp các thông tin về đối tượng có quyền thành lập, thủ tục đăng ký thành lập và một số điều kiện thành lập doanh nghiệp mà bạn nên biết. Nếu bạn muốn giải đáp và hiểu thêm về quyền và điều kiện doanh nghiệp có thể liên hệ với Apolat Legal nhé!

Người nước ngoài có được thành lập công ty tại Việt Nam hay không?

Tại Khoản 1, Điều 18 Luật Doanh nghiệp năm 2014, quy định người nước ngoài vẫn được thành lập doanh nghiệp tư nhân nếu đáp ứng các điều kiện về ngành nghề của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân là người nước ngoài có quyền tự mình quản lý hoặc thuê người khác quản lý hoạt động cho doanh nghiệp của mình.

Chủ thể thành lập doanh nghiệp là cá nhân

Theo quy định tại Điều 17 của Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14, mọi cá nhân không phân biệt quốc tịch và nơi cư trú, dù là người Việt Nam hoặc người nước ngoài đều có quyền thành lập, góp vốn vào doanh nghiệp. Cá nhân đó phải từ 18 tuổi trở lên và phải có đủ năng lực hành vi dân sự để chịu trách nhiệm đối với doanh nghiệp do mình thành lập hoặc góp vốn thành lập. Đối với cá nhân là người nước ngoài lần đầu thành lập công ty tại Việt Nam, họ phải tuân thủ các thủ tục đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư để thành lập công ty. Trong trường hợp này, công ty do người nước ngoài thành lập sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật đầu tư.

Mỗi cá nhân chỉ có quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân, một hộ kinh doanh hoặc trở thành thành viên hợp danh của một công ty hợp danh (trừ trường hợp các thành viên hợp danh khác có thỏa thuận và quy định khác). Bên cạnh đó, chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh hoặc công ty hợp danh vẫn có quyền thành lập hoặc tham gia góp vốn vào nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Ví dụ: Chủ thể thành lập doanh nghiệp là cá nhân 20 tuổi có thể tự mở cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm hoặc một nhà thiết kế đồ họa tự do lập công ty riêng.

Chủ thể thành lập doanh nghiệp là tổ chức

Theo quy định tại Điều 17, Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14, mọi tổ chức đều có quyền thành lập quản lý doanh nghiệp, các tổ chức này bao gồm cả doanh nghiệp trong nước (công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn) lẫn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và không phân biệt nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính.

Chủ thể thành lập doanh nghiệp là tổ chức phải có tư cách pháp nhân và tổ chức chỉ có thể đầu tư vốn thành lập doanh nghiệp khi có tài sản độc lập và có khả năng chịu trách nhiệm độc lập bằng tài sản đó. Tài sản độc lập của tổ chức không chỉ giúp đảm bảo trách nhiệm tài chính, mà còn tạo ra cơ sở vững chắc để tổ chức tham gia các hoạt động kinh doanh và phát triển doanh nghiệp một cách bền vững và hiệu quả theo quy định của pháp luật. Điều này là phù hợp và logic khi luật pháp của nước ta quy định “có tài sản độc lập” là điều kiện bắt buộc của một pháp nhân.

Ví dụ: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM là một tổ chức – một trường đại học. Tuy nhiên, trường vẫn có quyền thành lập công ty trực thuộc, đó là công ty TNHH Khoa học và Du lịch Văn Khoa. Công ty vẫn có đầy đủ quyền hạn, chức năng và nghĩa vụ như mọi doanh nghiệp khác.

Đối với tổ chức nước ngoài lần đầu thành lập công ty tại Việt Nam thì phải tiến hành thủ tục đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư để thành lập công ty. Khi đó, công ty do tổ chức nước ngoài này thành lập sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật đầu tư.