Ấn định mức lương tối thiểu năm 2023

Luật lương tối thiểu quy định chủ lao động phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt nào ?

Việc tuân thủ Luật Lương tối thiểu MiLoG đi kèm với các yêu cầu nghiêm ngặt về tài liệu đối với các công ty , đặc biệt đối với chủ lao động, tuyển dụng lao động, làm thêm hoặc kinh doanh trong các lĩnh vực quy định tại Điều §2a Luật chống lao động lậu SchwarzArbG:

-Ngành giao thông vận tải hàng hóa.

-Các công ty tham gia xây dựng, tháo dỡ hội chợ, triển lãm thương mại.

Theo Điều §17 Luật Lương tối thiểu MiLoG, người sử dụng lao động có liên quan phải ghi chép lại kịp thời thời điểm bắt đầu, kết thúc và thời lượng giờ làm việc hàng ngày của tất cả nhân viên. Hồ sơ phải đầy đủ và được lưu giữ ít nhất hai năm chậm nhất là vào cuối ngày thứ bảy sau ngày thực hiện công việc.

Hình thức mà người sử dụng lao động ghi lại giờ làm việc, luật không quy định. Về nguyên tắc, chủ lao động cũng được phép hướng dẫn nhân viên ghi lại giờ làm việc một cách độc lập. Hồ sơ phải đảm bảo thông tin đầy đủ và chính xác.

Trách nhiệm ghi chép hồ sơ được miễn áp dụng nếu nhân viên nhận được tổng mức lương hàng tháng ổn định, đều đặn trên 4.176 Euro. Đối với những nhân viên mức lương trên 2.784 Euro và đã nhận mức lương này như một mức lương ổn định từ cùng một chủ lao động trong 12 tháng qua, giờ làm việc cũng không cần phải ghi lại. Điều tương tự cũng áp dụng đối với vợ/chồng, bạn đời đã đăng ký ở chung cũng như con cái và cha mẹ của người sử dụng lao động làm việc trong một công ty hoạt động trong ngành được quy định tại Điều §2a SchwarzArbG.

Lưu ý: Trách nhiệm của chủ lao động kinh doanh trên lĩnh vực chuyển giao lao động

Các doanh nghiệp cấp lao động chuyển giao (tổng thầu) cho các công ty khác, phải chịu trách nhiệm về mức lương tối thiểu giống như một người bảo lãnh chịu trách nhiệm trực tiếp. Điều §13 MiLoG và Điều § 14 Luật Chuyển giao lao động AEntG quy định trách nhiệm của tổng thầu đối với các hành vi vi phạm mức lương tối thiểu của các doanh nghiệp nhận lao động chuyển giao (khách hàng nhận lao động chuyển giao).

Trách nhiệm pháp lý của khách hàng được áp dụng bất kể lỗi nào, tức là ngay cả khi khách hàng không trả đúng mức lương tối thiểu do sơ suất hoặc không đủ khả năng. Điều vi phạm này có thể dẫn đến các vụ kiện dân sự của người lao động đòi phải trả đúng lương tối thiểu. Họ có thể liên hệ trực tiếp với doanh nghiệp chuyển giao lao động để yêu cầu mức lương tối thiểu mà không cần phải thực hiện hành động pháp lý đối với chủ sử dụng lao động.

Ủy ban lương tối thiểu quyết định như thế nào về việc có tăng mức lương tối thiểu hay không?

Khi đưa ra quyết định, Ủy ban lương Tối thiểu bị ràng buộc bởi nội quy của mình Geschäftsordnung. Nội quy quy định rằng mức lương tối thiểu phải theo kịp mức tăng tiền lương theo thương lượng hợp đồng lao động tập thể chung trong hai năm qua. Sự chênh lệch chỉ được phép nếu có lý do quan trọng và chỉ khi có đa số 2/3 thành viên Ủy ban thống nhất. Những lý do quan trọng có thể bao gồm tốc độ tăng trưởng kinh tế sụt giảm mạnh hoặc tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.

Năm 2020, do cuộc khủng hoảng kinh tế bởi đại dịch Covid-19 gây ra, Ủy ban Lương tối thiểu gồm 9 thành viên đã thực hiện quyền của mình và đi chệch khỏi diễn biến mức lương chung. Trong năm 2018 và 2019, Tổng cục Thống kê Liên bang đã tính toán mức tăng lương theo các hợp đồng tập thể là 5,3% . Theo chỉ số tăng lương trong hợp đồng tập thể, Ủy ban lẽ ra nên khuyến nghị tăng 50 xu từ 9,35 Euro lên 9,85 Euro vào năm 2020. Tuy nhiên, các thành viên đã nhất trí về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu theo nhiều giai đoạn. Cụ thể, Ủy ban khuyến nghị Chính phủ Liên bang tăng mức lương tối thiểu từ 9,35 Euro lên 9,50 Euro vào đầu năm 2020/2021 . Tính đến ngày 01.07. 2021 là 9,60 Euro và một lần nữa vào đầu năm 2022 là 9,82 Euro. Bước cuối cùng được đề xuất là tăng lên 10,45 Euro vào giữa năm 2022. Chính phủ Liên bang đã thực hiện theo đề xuất này.

Hình phạt trong từng trường hợp là gì?

Tùy thuộc vào từng trường hợp, có thể bị phạt tới 500.000 euro hoặc thậm chí phạt tù lên đến mười năm. Tuy nhiên, trên thực tế, tiền phạt thường không cao như trong luật định. Ngoài tiền phạt hoặc phạt tù, yêu cầu truy thu hoặc trách nhiệm pháp lý có thể phát sinh. Ví dụ, liên quan đến trách nhiệm của người sử dụng lao động hoặc người chuyển giao lao động đối với chi phí trục xuất của người nước ngoài làm việc bất hợp pháp. Hoặc trong trường hợp tổ chức bảo hiểm tai nạn yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với người sử dụng lao động trong trường hợp tai nạn liên quan đến người lao động không khai báo. Yêu cầu truy đòi mở rộng hoặc yêu cầu trách nhiệm pháp lý cũng có thể phát sinh, ví dụ, trong quá trình công ty chuyển giao lao động chịu trách nhiệm về các khoản đóng góp an sinh xã hội. Dưới đây là một vài ví dụ về các hành vi vi phạm pháp luật có thể xảy ra do làm việc không khai báo và làm việc bất hợp pháp cũng như các biện pháp trừng phạt tương ứng:

-Không đăng ký bảo hiểm xã hội cho nhân viên: Phạt tiền lên tới 25.000 euro.

-Giữ lại các khoản đóng góp an sinh xã hội (phần đóng góp của người sử dụng lao động). Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của từng trường hợp, phạt tiền hoặc phạt tù lên đến mười năm.

-Kinh doanh bất hợp pháp liên quan đến việc cung cấp dịch vụ hoặc làm việc trên quy mô đáng kể. Phạt tiền lên tới 50.000 euro.

-Hành nghề trái phép liên quan đến việc cung cấp dịch vụ hoặc công việc ở một mức độ đáng kể. Phạt tiền lên tới 50.000 euro.

-Ủy quyền sử dụng lao động không khai báo: Phạt tiền lên đến 50.000 euro.

-Trốn thuế liên quan tới lao động, do cẩu thả: Phạt tiền lên đến 50.000 euro.

-Trốn thuế liên quan tới lao động, có chủ đích: Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của từng trường hợp, phạt tiền hoặc phạt tù lên đến mười năm

Những khoản tiền nào trả cho người lao động được phép hoặc không tính vào mức lương tối thiểu?

12 Euro/giờ là mức lương tối thiểu theo luật định kể từ tháng 10.2022. 12,41 Euro/giờ, tính từ ngày 01.01.2024. Thấp hơn Luật Lương tối thiểu không cho phép. Tuy nhiên, điều được phép là người sử dụng lao động có thể trả cho người lao động mức lương tối thiểu thấp hơn, đồng thời để bảo đảm bảo không vi phạm Luật Lương tối thiểu, có thể bằng cách trả bổ sung dưới các hình thức khác.

Sau một thời gian dài không rõ những khoản thù lao nào có thể được tính vào mức lương tối thiểu theo luật định, những khoản nào không, Tòa án Lao động Liên bang (BAG) và Tòa án Công lý Châu Âu (EuGH) hiện đã đưa ra quy định rõ ràng hơn.

Những khoản tiền trả cho người lao động không được coi nằm trong tiền lương tối thiểu theo luật định

Đó là các khoản thanh toán mà người sử dụng lao động thực hiện mà không tính đến hiệu suất làm việc thực tế của nhân viên hoặc dựa trên mục đích pháp lý đặc biệt, thì không được coi nằm trong mức lương tối thiểu. Chẳng hạn tiền bổ sung cho công việc ban đêm, tiền lương đóng góp vào chế độ lương hưu của công ty...

Những khoản tiền được coi nằm trong quy định lương tối thiểu

-Các khoản phụ phí và bổ sung, việc thanh toán chúng đòi hỏi ít nhất một trong các khía cạnh sau: Làm việc vào những thời điểm đặc biệt (ví dụ: làm thêm giờ, làm việc vào Chủ nhật, ngày lễ), hoặc làm việc trong điều kiện khó khăn hoặc nguy hiểm (ví dụ: bẩn hoặc nguy hiểm), hoặc làm nhiều việc hơn trên mỗi đơn vị thời gian (ví dụ: tiền thưởng theo sản phẩm), Kết quả công việc có chất lượng trên mức trung bình (ví dụ: tiền thưởng chất lượng).

-Các khoản thanh toán một lần, chẳng hạn như tiền thưởng Giáng sinh hoặc tiền nghỉ lễ bổ sung, nếu những khoản này không thể hủy ngang, và được trả trong thời gian hưởng lương tối thiểu.

-Các khoản phụ phí và phụ cấp chỉ trả cho công việc thường xuyên và dài hạn theo hợp đồng (ví dụ: phụ cấp xây dựng trong ngành xây dựng).

- Thỏa thuận về trả lương theo sản phẩm hoặc tiền lương tính theo tháng được cho phép nếu đảm bảo đạt được mức lương tối thiểu cho số giờ làm việc thực tế trong kỳ thanh toán.