Vào chiều thứ Năm, ngày 21/11/2024, Sapo vui mừng chào đón thầy cô và các bạn sinh viên từ khoa...

Luật sư tư vấn dịch vụ cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ Logistics

Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết và tận tâm, Luật A+ tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn các điều kiện, các vấn đề pháp lý cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ Logistics bao gồm:

Để được nhận kết quả tốt, theo đúng quy định pháp luật, nhận giá trị lâu dài mà không phải làm điều sai trái, không hối lộ, không e ngại sợ hãi cơ quan công quyền.

Được chăm sóc như người thân, ân cần, chân thành, giải thích cặn kẽ, liên tục, luôn bên cạnh trong suốt quá trình thực hiện công việc. Chúng tôi luôn bên bạn lúc thăng hay trầm.

Luật sư nhiều kinh nghiệm, hiểu rõ cách vận hành pháp luật của cơ quan nhà nước, hiểu rõ quy luật vận hành của các mối quan hệ trong xã hội để giải quyết vụ việc trọn vẹn.

Luật A+ sẵn sàng phục vụ khách hàng khó khăn về tài chính với chất lượng tốt nhất, giá không liên quan đến chất lượng, không phải mua sự tử tế, sự đúng đắn bằng tiền.

Xin giấy phép kinh doanh dịch vụ logistics sẽ không khó nếu quý khách hàng hiểu rõ quy định, thủ tục đăng ký. Bài viết trên luật sư A+ đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn những quy định của nhà nước để làm giấy phép kinh doanh dễ dàng hơn. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc gặp khó khăn trong vấn đề xin giấy phép. Hãy liên hệ ngay với luật sư A+ để được tư vấn.

Gạo là mặt hàng nông sản có giá trị xuất cao trong nước ta. Việt Nam mỗi năm xuất khẩu gạo trung bình khoảng 7 triệu tấn, đứng thứ 3 trên thế giới. Với nhiều lợi thế từ môi trường cho đến thị trường, ngày càng có nhiều hộ kinh doanh/cá nhân/tổ chức tham gia vào thị trường này. Chính vì vậy, việc cấp Giấy phép kinh doanh gạo trở lên quan trọng hơn bao giờ hết. Công ty Luật Legalam luôn tự tin là đơn vị thay mặt Quý khách hàng thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh gạo một cách chỉn chu và uy tín nhất!

Điều kiện xin giấy phép kinh doanh gạo

Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 107/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo như sau:

+ Có ít nhất 01 kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về kho chứa thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

+ Có ít nhất 01 cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh quy định có thể thuộc sở hữu của thương nhân hoặc do thương nhân thuê của tổ chức, cá nhân khác, có hợp đồng thuê bằng văn bản theo quy định của pháp luật với thời hạn thuê tối thiểu 05 năm.

Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất gạo

Giai đoạn 1: Thương nhân chuẩn bị hồ sơ nộp trực tiếp tại trụ sở Bộ Công Thương- số 54, Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội hoặc nộp trực tuyến qua trang web https://dichvucong.moit.gov.vn/- Trang dịch vụ công trực tuyến, Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương.

Giai đoạn 2: Bộ Công Thương thẩm định hồ sơ trong thời hạn 15 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ thì được cấp Giấy chứng nhận. Trường hợp hồ sơ không đủ hoặc chưa đúng, Bộ Công Thương phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Lưu ý: Giấy chứng nhận có thời hạn hiệu lực là 05 năm kể từ ngày cấp, do đó thương nhân cần phải thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận mới để tiếp tục kinh doanh xuất khẩu gạo.

Câu hỏi 1: Thời gian xin cấp lại Giấy chứng nhận sắp hết hiệu lực là bao lâu?

Trong thời hạn tối thiểu 30 ngày trước khi Giấy chứng nhận hết hạn, thương nhân phải hoàn thiện hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận mới với số lương 01 bộ.

Câu hỏi 2: Khi nào Giấy chứng nhận bị thu hồi?

Theo Điều 8 Nghị định 107/2018/NĐ-CP quy định các trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận như sau:

Legalam- Dịch vụ cấp giấy phép uy tín, chuyên nghiệp. Liên hệ hotline 0936 061 359 để được hỗ trợ nhanh nhất!

Đối với nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ Logistics

Ngoài việc đáp ứng các điều kiện, quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4 Nghị định 163/2017/NĐ-CP, nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới được cung cấp dịch vụ logistics theo các điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định này, cụ thể như sau:

a) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển (trừ vận tải nội địa):

– Được thành lập các công ty vận hành đội tàu treo cờ Việt Nam hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%. Tổng số thuyền viên nước ngoài làm việc trên các tàu treo cờ quốc tịch Việt Nam (hoặc được đăng ký ở Việt Nam) thuộc sở hữu của các công ty này tại Việt Nam không quá 1/3 định biên của tàu. Thuyền trưởng hoặc thuyền phó thứ nhất phải là công dân Việt Nam.

– Công ty vận tải biển nước ngoài được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp.

b) Trường hợp kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuộc các dịch vụ hỗ trợ vận tải biển:

– Được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%.

– Nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.

c) Trường hợp kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuộc các dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay:

– Được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%.

d) Trường hợp kinh doanh dịch vụ thông quan thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển:

– Được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước. Nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.

đ) Trường hợp kinh doanh các dịch vụ khác:

– Dịch vụ khác bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước.

e) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa, dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt

– Được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%.

g) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ:

– Được thực hiện thông qua hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%. 100% lái xe của doanh nghiệp phải là công dân Việt Nam.

h) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng không.

i) Trường hợp kinh doanh dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật

– Đối với những dịch vụ được cung cấp để thực hiện thẩm quyền của Chính phủ được thực hiện dưới hình thức doanh nghiệp trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước sau ba năm hoặc dưới hình thức doanh nghiệp trong đó không hạn chế vốn góp nhà đầu tư nước ngoài sau năm năm, kể từ khi nhà cung cấp dịch vụ tư nhân được phép kinh doanh các dịch vụ đó.

– Không được kinh doanh dịch vụ kiểm định và cấp giấy chứng nhận cho các phương tiện vận tải.

– Việc thực hiện dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật bị hạn chế hoạt động tại các khu vực địa lý được cơ quan có thẩm quyền xác định vì lý do an ninh quốc phòng.

4. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng áp dụng của các điều ước quốc tế có quy định khác nhau về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics, nhà đầu tư được lựa chọn áp dụng điều kiện đầu tư quy định tại một trong các điều ước đó.