Người Việt hiện là cộng đồng người nước ngoài lớn thứ tư tại Nhật Bản, với khoảng 400.000 người. Trong những năm gần đây, cộng đồng người Việt tại Nhật Bản ngày càng phát triển và hội nhập, góp phần tạo nên một diện mạo mới cho các khu phố người Việt ở Nhật Bản.
Người Việt tại Đức làm việc trong lĩnh vực công nghiệp
Ngoài tuyển dụng số lượng lớn đối với điều dưỡng viên thì người Việt ở Đức cũng có thể tham gia ứng tuyển vào các ngành nghề khác mà nổi bật nhất là trong ngành công nghiệp. Người Việt làm việc ở Đức các công việc liên quan đến công nghệ, cơ khí hay chế biến thực phẩm.
Về ẩm thực thì bạn có biết người Việt kinh doanh gì ở Đức không? Rất nhiều những ngành hàng ăn uống của người Việt đã phát triển tốt tại các thành phố của Đức. Các món ăn Việt Nam đã được ưa chuộng nhiều hơn vì không chứa nhiều mỡ như đồ ăn Trung Quốc hay nó cũng không cay như món Thái.
Nhiều chuỗi nhà hàng ăn nhanh đã mọc lên trên khắp nước Đức và lan sang các nước láng giềng như chuỗi nhà hàng Thăng Long, Asia Gourmet, Mai Mai… Không chỉ mở các nhà hàng Việt Nam, người Việt ở Đức đã “lấn sân“ mở các quán Tàu, quán Thái, quán Nhật, quán Ấn Độ, thậm chí cả quán Mông Cổ…
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, ngành nail được du nhập và phát triển mạnh trong cộng đồng người Việt ở Đức, có lẽ do người Việt rất khéo tay và chăm chỉ. Vậy làm nail ở Đức lương bao nhiêu? nhờ vào sự chăm chỉ và cần cù nên việc làm nail ở Đức đã tạo cho người Việt Nam có nguồn thu nhập và mức sống khá tốt khi ở đây.
Có thể nói, một trong các dịch vụ của người Việt tại Đức chính là ngành nail và người Việt đã chi phối nghề nail và ngành bán hoa trong các thành phố lớn ở Đức, vì phần lớn các cửa hàng này do người Việt làm chủ.
Bạn có muốn tìm hiểu về cộng đồng người Việt tại Đức?
Cộng đồng người Việt tại Đức là một cộng đồng người nước ngoài lớn tại Đức. Hiện nay, có khoảng hơn 170.000 người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Đức. Người Việt Nam sinh sống và phân bổ đều tại khắp tại các khu vực trên lãnh thổ nước Đức. Trong đó, có nhiều người Việt sang Đức và thành công ở các thành phố như: Berlin, Frankfurt, Leipzig,…
Bạn có biết không? Trên toàn nước Đức hiện nay đã có hơn 8.000 doanh nghiệp của người Việt. Các doanh nghiệp Việt Nam tập trung chủ yếu ở các bang phía Đông của nước Đức.
Các doanh nghiệp này tiến hành kinh doanh những ngành nghề như: thương mại, dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, du lịch, bảo hiểm, xuất nhập khẩu, sản xuất nhỏ,… Ở các bang phía Tây Đức, người Việt chủ yếu làm việc trong các công ty, tập đoàn, doanh nghiệp của Đức.
Cộng đồng người Việt tại Đức hội nhập rất nhanh chóng nhờ vào sự đóng góp không hề nhỏ của các tổ chức người Việt tại Đức. Bằng cách kết nối và hỗ trợ, các tổ chức người Việt tại Đức trở thành chỗ dựa tin cậy cho bà con Việt kiều.
Một số công việc người Việt ở Đức có thể làm
Lãnh đạo các cấp của phía Đức đều đưa ra những đánh giá cao cộng đồng người Việt Nam tại Đức hội nhập tốt và có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của nước Đức. Đặc biệt là họ đánh giá cao du học sinh người Việt tại Đức học giỏi, tỷ lệ đỗ vào trường chuyên và đại học cao hàng đầu trong số các cộng đồng người nước ngoài tại Đức.
Tỷ lệ du học sinh người Việt đỗ vào các trường chuyên đạt tới 50%, đây là thành tích cao nhất trong số những cộng đồng người nước ngoài sinh sống tại Đức.
Các hội người Việt tại Đức hiện nay
Hiện nay, có hơn 80 Hội đoàn của người Việt Nam với các quy mô và mức độ khác nhau trên toàn nước Đức. Có thể kế đến các Hội đoàn mạnh và có ảnh hưởng sâu rộng đối với Đức và bà con Việt Nam.
Các tổ chức người Việt tại Đức đã và đang có rất nhiều hoạt động thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó và giữ gìn và duy trì nét văn hóa truyền thống Việt tại Đức. Hằng năm, các hội người Việt ở Đức vẫn luôn tổ chức các chương trình Tết cộng đồng, các không gian văn hóa người Việt tại Đức.
Bên cạnh đó, các tổ chức này còn có nhiều hoạt động hướng về quê nhà như: quyên góp ủng hộ bà con bị thiên tai bão lũ, các hoạt động hướng về biển đảo quê hương; tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ trong dịp lễ tết cho bà con kiều bào đang sinh sống và làm việc tại Đức.
Cuộc sống người Việt ở Đức có dễ dàng không?
Cuộc sống người Việt ở Đức có dễ dàng không? Đời sống người Việt tại Đức liệu có dễ dàng như chúng ta nghĩ? Khoảng cách địa lý giữa Đức và Việt Nam là khá lớn nên việc chúng ta sang Đức học tập, làm việc và định cư chắc chắn cũng sẽ không phải là chuyện đơn giản.
Đặc biệt là những khó khăn trong khoảng thời gian đầu sang Đức sẽ gây áp lực rất lớn cho hầu hết những bạn sang đây. Rào cản về ngôn ngữ vẫn diễn ra thường xuyên cho dù trước khi sang Đức hay đủ tiêu chuẩn để sang Đức thì chúng ta đã phải trải qua khóa học tiếng Đức.
Bên cạnh đó là sự chênh lệch rất lớn về mặt văn hóa hay cú sốc lệch múi giờ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên nhờ có sự hỗ trợ của cộng đồng người Việt tại Đức mà những khó khăn này cũng sẽ nhanh chóng vượt qua được, giúp chúng ta vơi bớt đi nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương để phấn đấu cho tương lai, cho sự nghiệp của bản thân.
Cuộc sống người việt có dễ dàng không?
Bạn đã có câu trả lời cho cuộc sống của người Việt tại Đức và người Việt ở Đức làm nghề gì hay chưa? Nếu như mỗi người có chí hướng và có quyết tâm thực hiện thì cho dù là công việc gì cũng sẽ mang đến thành công. Đừng quên tham gia vào cộng đồng người Việt Nam tại Đức để cùng nhau chia sẻ và tiến bộ hơn.
Ngoài ra nếu như bạn có điều gì muốn được giải đáp chi tiết hơn về dịch vụ làm visa, xuất khẩu lao động, tư vấn du học thì hãy chủ động liên hệ với ANB để chúng tôi có câu trả lời sớm nhất cho bạn.
Nằm tại huyện ngoại ô Wolka Kosowska ,cách trung tâm thủ đô Warszawa của Ba Lan theo đường cao tốc S8 hơn 30 km là những khu chợ của người Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Litva, Ba Lan, Việt Nam.
Trước năm 2002, khoảng 5.000 người Việt Nam bán hàng tại sân vận Động Warsawa, tạo thành khu chợ trời lớn nhất châu Âu hồi đó. Sau này chính quyền thành phố quyết định dẹp bỏ khu chợ trời, trả lại sân vận động Warszawa cho các hoạt động thể thao.
Một số doanh nhân Việt Nam đã cùng nhau mua khu đất tại Wolka Kosowska và xây thành những khu trung tâm thương mại.
Từ năm 2002 đến nay, khu chợ sân vận động cũ được chuyển vào đây, và có lẽ là khu chợ của người Việt lớn nhất ở Châu Âu (lớn hơn khu Sa Pa ở CH Séc, hay khu Đồng Xuân ở Đức).
Tại đây, các khu chợ trung tâm được phân chia khá rõ ràng, trong đó người Việt Nam tập trung chủ yếu ở khu trung tâm EACC – Trung tâm thương mại Á Âu, Khu trung tâm Asean Poland, khu ASG trung tâm Việt.
Riêng khu EACC thì lớn hơn. Với diện tích 7 ha, 45.000 m2 sàn, khu EACC có khoảng 400 công ty thuê mặt bằng. Các gian hàng trong chợ rông chừng 50m2 có giá thuê vào khoảng 1.200 USD/tháng (1 US = 4ZK Zloty – Tiền Ba Lan).
Trong một gian bán hàng tất, vớ, đồ lót, anh Nguyễn Thanh Hoàn và vợ là chị Trịnh Thị Tình cho biết: Họ bán hàng ở đây từ hồi chợ mới đi vào hoạt động, năm 2002. Chủ yếu bán hàng từ Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài bán tại chỗ cho các khách vãng lai, khách từ trung tâm Warszawa đến lấy sỉ, còn bán hàng qua mạng (online), phát chuyển qua bưu điện cho các bạn hàng ở tỉnh xa…
Tại khu ASG – khu trung tâm chính của người Việt có đến 95% gian hàng do người Việt làm chủ. Theo ông Trịnh Trọng Sơn, khu này phần lớn bán các loại quần áo may sẵn, áo phông. Đây là khu bán sỉ, cho các bạn hàng ở tỉnh hoặc các thành phố khác ở Ba Lan. Ông Trịnh Trọng Sơn.
Điều lạ là tại đây không thấy có nhiều hàng Việt Nam. Tại sao vậy ?
Ông Võ Văn Long, một chủ hàng cho hay: Hàng Việt Nam chủ yếu là hàng thủ công, mỹ nghệ. Quần áo may sẵn xưa thì còn bán được, nhưng nay do mẫu mã ít thay đổi, giá lại cao hơn hẳn hàng Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ… nên khó bán, chậm thu hồi vốn.
Và cũng do cung cách làm ăn của các bạn hàng Việt Nam. Những lần đầu xuất hàng là hàng tốt, đúng tiêu chuẩn, mẫu mã. Sau đó, càng ngày chất lượng càng kém nên bên Ba Lan không đặt hàng nữa. Hiện tại khu ASG chỉ còn duy nhất 1 gian bán hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam.
Hai doanh nhân Lê Hoàn, Lê Kiếm là chủ của một công ty chuyên phân phối hàng thủ công mỹ nghệ. Họ cũng cho biết: hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang được đến Ba Lan giá cao hơn hẳn so với hàng của các nước khác. Họ cũng rất muốn bán hàng Việt, nhưng thương trường không chấp nhận. Âu cũng là bài học dành cho các nhà xuất khẩu nhỏ lẻ của Việt Nam khi xuất hàng đi các nước trong khối EU, chữ Tín phải để hàng đầu.
Ông Trần Quốc Quân, một trong những người có cổ phần lớn tại trung tâm thương mại Á-Âu EACC, cho biết: “Sau cuộc khủng hoảng kinh tế vào năm 2008 doanh số của Trung tâm EACC bị ảnh hưởng nhiều. Hiện chúng tôi đang thảo luận với các Trung tâm khác, cố gắng hỗ trợ cho các chủ cửa hàng nhỏ và chuyển hướng đầu tư khác.”
Hiện nay đang có một luật mới về hóa đơn VAT của Ba Lan. Những ai gian lận về thuế và hóa đơn VAT có thể phải chịu tù đến 5 năm và chịu phạt tiền hàng triệu Zloty.