- Giải hạn Trùng Thái Tuế nên đi chùa cầu bình an, mặc đồ có gam màu đỏ và làm việc nhẫn nại, không nên động thổ.
Năm 2025, tuổi nào phạm Thái Tuế? Phạm Thái tuế năm 2025?
Theo truyền thống dân gian, Thái Tuế là một trong 60 vị thần (lục thập hoa) luân phiên cai quản nhân gian mỗi năm. Mỗi năm, một vị thần Thái Tuế sẽ cai trị, và năm đó được gọi là năm Thái Tuế.
Trong chiêm tinh học, Thái Tuế được coi là biểu trưng cho sao Mộc (Jupiter), do chu kỳ quay của sao này kéo dài 12 năm, tương tự như chu kỳ sinh mệnh của 12 cung hoàng đạo. Vì vậy, trong dân gian, sao Thái Tuế thường được xem là sao hung, mang điềm xui. Khi gặp Thái Tuế trong năm, người ta tin rằng sẽ gặp phải nhiều khó khăn, trắc trở, ảnh hưởng đến các phương diện như tài chính, sức khỏe, tình cảm, thường xuyên gặp phải biến cố không thuận lợi. Theo đó, những người tuổi bị phạm Thái Tuế trong năm cần đặc biệt cẩn trọng và chú ý hơn trong mọi mặt của cuộc sống.
Những tuổi phạm Thái Tuế trong năm 2025 như sau:
- Trị Thái Tuế: Tuổi Tỵ (1941, 2001 - Tân Tỵ; 1953, 2013 - Quý Tỵ; 1965, 2025 - Ất Tỵ; 1977, 2037 - Đinh Tỵ)
- Xung Thái Tuế: Tuổi Hợi (1935, 1947, 1959, 1971, 1983, 1995, 2007, 2019, 2031)
- Hình Thái Tuế: Tuổi Thân (1944, 1956, 1968, 1980, 1992, 2004, 2016, 2028)
- Hại Thái Tuế: Tuổi Dần (Mậu Dần: 1938, 1998, 2058; Canh Dần: 1950, 2010, 2070; Nhâm Dần: 1902, 1962, 2022, 2082)
- Phá Thái Tuế: Tuổi Thân (1944, 1956, 1968, 1980, 1992, 2004, 2016, 2028).
Trên đây là giải đáp cho "Năm 2025, tuổi nào phạm Thái Tuế? Phạm Thái tuế năm 2025?"
*Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Năm 2025, tuổi nào phạm Thái Tuế? Phạm Thái tuế năm 2025? Quy định cấm trong hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ra sao?
Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
Chi tiết các mức xử phạt cho hành vi mê tín dị đoan như sau:
Mê tín dị đoan có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 19 Điều 2 Nghị định 28/2017/NĐ-CP. Cụ thể: sẽ phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi:
- Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng quy định của Ban tổ chức lễ hội, Ban quản lý di tích;
- Ném, thả tiền xuống giếng, ao hồ;
- Nói tục, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm;
- Xả rác bừa bãi làm mất vệ sinh môi trường trong khu vực lễ hội, di tích.
Ngoài ra, theo Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt đối với hành vi hoạt động mê tín dị đoan như sau:
Phạt tiền từ 15-20 triệu đồng đối với tổ chức hoạt động mê tín dị đoan.
Ngoài ra còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ hành vi nêu trên).
Bên cạnh xử phạt vi phạm hành chính, hành vi hoạt động mê tín dị đoan còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cụ thể, tại Điều 320 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định hình phạt đối với tội hành nghề mê tín, dị đoan như sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với trường hợp sau:
Dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
- Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
- Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail [email protected];
Bạn đang thắc mắc “phạm Thái Tuế là gì?” Theo dân gian, Thái Tuế là vị thần có ảnh hưởng lớn nhất đến 12 con giáp. Tuổi nào tương ứng với năm Thái Tuế, gọi là phạm Thái Tuế. Vậy trong năm 2025 tuổi nào sẽ phạm Thái Tuế? Cách hóa giải sao hạn như thế nào? Cùng tìm hiểu qua thông tin dưới đây.
*Tham khảo Hướng dẫn đăng bài trên website Happynest tại đây để kết nối với cộng đồng Happynest nhé.
Theo quan niệm dân gian, Thái Tuế là một trong 60 vị thần (lục thập hoa) luân phiên nhau cai quản nhân gian trong một năm. Trong đó, năm có vị thần Thái Tuế cai quản sẽ được gọi là năm Thái Tuế.
Theo chiêm tinh học, Thái Tuế được xem là một vì sao đại diện cho sao Mộc (Jupiter) bởi chu kỳ quay của sao này là 12 tháng một lần, tương tự với chu kỳ sinh mệnh của 12 cung hoàng đạo. Vì vậy, dân gian luôn coi sao Thái Tuế là sao hung, không tốt. Khi phạm Thái Tuế, trong năm bạn sẽ gặp nhiều khó khăn, trắc trở ở tất cả các phương diện như: tài chính, sức khỏe, tình cảm sẽ giảm sút, nhiều biến đổi không tốt. Do đó, nếu tuổi nào dính vào sao này cần phải thận trọng hơn.
Theo tín ngưỡng dân gian, Thái Tuế được gọi là Thái Tuế Tinh Quân hay Tuế Quân. Đây là chòm sao có tác động đến vận mệnh của mỗi người trong năm. Thái Tuế có vai trò quan trọng trong việc điều hành, quản lý cát - tai - họa - phúc của mười hai con giáp qua từng năm. Thái Tuế không chỉ đơn thuần là một vì sao mà còn là một vị thần quan trọng trong các nghi lễ hàng năm.
Trong lĩnh vực phong thủy, 60 năm - lục thập hoa - tương ứng với 60 vị thần đảm nhiệm vai trò khác nhau. Mỗi vị thần sẽ có nguyên tắc cai quản trời đất riêng biệt. Do đó, năm của Thái Tuế tượng trưng cho việc Thái Tuế tiếp nhận vai trò quản lý trần gian trong năm đó.
Điều đặc biệt là, Thái Tuế không phải là một thần hung thần, mà đóng vai trò là một vị thần hộ mệnh, có sức ảnh hưởng quan trọng với mỗi con giáp.
Niên xung là khái niệm chỉ năm tuổi cầm tinh, ví dụ người tuổi Hợi gặp năm Tỵ sẽ xung khắc giữa các cặp tuổi với nhau. Tương tự bạn có thể tham khảo các cặp tuổi xung khắc như: “Tý – Ngọ”, “Sửu – Mùi”, “Dần – Thân”, “Mão – Dậu”, “Thìn – Tuất”, “Tỵ – Hợi”.
Ngoài ra, trong dân gian cũng tin rằng nếu thấy sao Thái Tuế chiếu trên đỉnh đầu thì “Lành ít dữ nhiều”. Vì vậy hãy hạn chế làm những việc lớn nếu bạn có mệnh phạm Thái Tuế.
Có 5 kiểu phạm Thái Tuế được chia thành Trực – Xung – Hình – Hại – Phá
Bên cạnh đó, các xung Thái Tuế có thể được chia ra như sau:
- Trị Thái Tuế: chỉ cho vận khí trong năm có nhiều biến động, dễ buồn phiền, dễ ốm đau,…
- Xung Thái Tuế: chỉ cho vận khí trong năm này sẽ có xáo trộn, biến động lớn và nhiều chuyện vặt vãnh.
- Hình Thái Tuế: chỉ cho năm đó rất nhiều thị phi, dễ gặp tai họa như phá sản,…
- Hại Thái Tuế: chỉ cho năm này dễ bị tiểu nhân quấy phá, nhưng không đến nỗi phải ghen ghét.
- Phá Thái Tuế: chỉ cho năm đó công việc bị tiểu nhân cản trở, làm hao tài tốn của, phá tài,…
Ngoài ra, năm hạn Thái Tuế còn là năm xung khắc với tuổi cầm tinh trong Lục xung: Tý Ngọ tương xung, Sửu Mùi tương xung, Dần Thân tương xung, Mão Dậu tương xung, Thìn Tuất tương xung, Tỵ Hợi tương xung.