Trang chủ » GIẬT 3 TẦNG QUÀ – IN DẤU TIẾNG ANH
Tích lũy 300 từ vựng tiếng Anh cơ bản theo chủ đề
Lựa chọn ra 6 chủ đề cơ bản nhất, mỗi chủ đề 50 từ vựng thường xuyên dùng hằng ngày để học và luyện tập giao tiếp. Dưới đây là ví dụ về các chủ đề:
Ngoài ra bạn có thể tự lựa chọn chủ đề phù hợp với bản thân mình để luyện tập dựa trên 3000 từ vựng tiếng Anh cơ bản theo chủ đề này nhé!
Sau khi học một nhóm từ vựng theo chủ đề, đặt câu đơn giản với mỗi từ để nhớ cách sử dụng từ trong ngữ cảnh cụ thể.
Sau khi học từ vựng, viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-6 câu) miêu tả một tình huống thực tế, sử dụng các từ vựng đã học. Ví dụ: Viết về gia đình bạn hoặc kể về chuyến du lịch gần đây.
Chơi các trò chơi tiếng Anh trực tuyến
Hiện nay app học tiếng Anh trực tuyến khá phát triển, có rất nhiều app với những mục đích học tập khác nhau. Tham khảo một số app sau đây bạn nhé:
Ghi âm lại phát âm tiếng Anh của mình mỗi ngày
Điều này nghe có vẻ tẻ nhạt và không có tác dụng nhưng sau thời gian dà luyện tập, bạn sẽ bất ngờ khi so sánh các đoạn thu ấm đấy. Đó sẽ là minh chứng cho sự nỗ lực của bạn sau một thời gian dài.
Hãy tưởng tượng khi bạn nghe lại những đoạn thu âm bập bẹ của những ngày đầu và nhưng đoạn phiên âm khi bạn nói tiếng Anh thành thạo. Chắc chắn bạn sẽ vô cùng hạnh phúc đấy. Hãy thử trại nghiệm nhé!
Học với phương pháp “thực hành phân tán” (distributed practice method)
Thay vì học nhồi nhét như vẫn thường làm, để bắt đầu sử dụng phương pháp áp dụng phương pháp học phân tán bạn hãy lên một lịch trình học tập cụ thể.
Cố gắng học ít nhất một vài lần một tuần, không cần quá ép buộc bản thân vào một khung giờ cố định. Hãy đưa ra những mục tiêu nhỏ mà bạn muốn theo đuổi và theo dõi sát mục tiêu đó, học mỗi lúc bạn rảnh miễn sao đáp ứng đúng mục tiêu bạn đặt ra theo timeline.
Ghi nhớ các từ đồng âm phổ biến
Từ đồng âm là những từ có cùng cách phát âm nhưng khác nghĩa (và cũng có thể khác cách đánh vần). Một số ví dụ về từ đồng âm tiếng Anh bao gồm:
Nghiên cứu từ đồng âm sẽ giúp cải thiện kỹ năng đàm thoại tiếng Anh của bạn và tránh nhầm lẫn giữa các từ. Bạn sẽ nghe tiếng Anh dễ dàng hơn nếu bạn đã quen thuộc với các từ phổ biến giống nhau. Để ghi nhớ các từ đồng âm phổ biến, bạn có thể sử dụng phương pháp tạo thẻ flashcard cho các cặp từ đi kèm với nghĩa thực tế.
Thường xuyên kiểm tra và tổng kết lộ trình theo thời điểm
Một tip cuối cùng nhưng cũng vô cùng quan trọng khi học tiếng Anh giao tiếp hay làm bất cứ việc gì, bạn cần review, đánh giá tiến độ mình đã học được gì và tiến độ đang đến đâu.
Theo đó, bạn có thể điều chỉnh kế hoạch tùy thuộc vào tốc độ và mục tiêu của bạn từ đó đạt được kết quả tốt nhất!
Tự học tại nhà là một hành trình vất vả, đòi hỏi sự cam kết, kỷ luật bản thân và nhất là đối với những bạn mất gốc, không biết phải bắt đầu từ đâu giữa muôn vàn phương pháp và tài liệu học.
Trên đây là bài viết chia sẻ kinh nghiệm xây dựng lộ trình học tự học tiếng Anh hiệu quả cho người mất gốc. Hy vọng bài viết giúp bạn xác định được mục tiêu và định hướng rõ ràng khi học tiếng Anh. Cuối cùng, đừng quên việc kiên trì thực hiện đều đặn hàng ngày chính là chìa khóa giúp bạn chinh phục tiếng Anh!
Lưu ý khi xây dựng lộ trình tự học tiếng Anh tại nhà
Lộ trình tự học tiếng Anh giao tiếp tại nhà cho người mới bắt đầu
Xây dựng lộ trình học tiếng Anh cho người mất gốc là một hành trình cần sự kiên nhẫn và phương pháp học phù hợp. Dù bạn đã từng học nhưng bỏ dở, hoặc cảm thấy mất hết nền tảng ngôn ngữ, việc khôi phục lại vốn tiếng Anh là điều quá khó khăn. Đừng lo, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những bước đi cụ thể và hiệu quả để giúp bạn có thể lấy lại nền tảng và tự tin sử dụng tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày.
Xây dựng lộ trình học tiếng Anh cho người mất gốc từ A - Z
Cách lấy lại gốc tiếng Anh hiệu quả
Nếu bạn từng học tiếng Anh nhưng đã tạm dừng trong một thời gian, hoặc bạn đã cố gắng học nhưng không đạt hiệu quả vì thiếu những kiến thức nền tảng. Bạn có thể xây dựng lại bằng cách học từ những phương pháp đơn giản nhất. Hãy bắt đầu bằng việc học từ vựng theo chủ đề. Sử dụng các ứng dụng flashcard để ghi nhớ từ một cách dễ dàng hơn. Mỗi ngày học và ôn tập từ 10 đến 15 từ mới sẽ giúp bạn dần dần xây dựng nền tảng ngôn ngữ vững chắc.
Cách lấy lại gốc tiếng Anh thông qua việc học từ vựng trên các ứng dụng flashcard
Ngoài việc học từ vựng, luyện nghe thụ động cũng là phương pháp rất hiệu quả. Bạn có thể nghe podcast, nhạc hoặc xem video tiếng Anh trong khi nấu ăn hay làm việc nhà để quen với âm thanh tiếng Anh một cách tự nhiên mà không quá áp lực. Việc luyện phát âm chuẩn ngay từ đầu cũng rất quan trọng. Các công cụ như Elsa Speak hoặc Duolingo có thể hỗ trợ cải thiện phát âm và sửa những lỗi thường gặp.
Xem thêm: Các app luyện nói tiếng Anh miễn phí hay nhất 2024
Đặt mục tiêu tự học tiếng Anh đúng đắn
SMART goal là một thuật ngữ rất nổi tiếng khi nhắc đến việc đặt mục tiêu và nó được cấu thành bởi những chữ cái đầu tiên của 5 tiêu chí, gồm có:
Nói một cách đơn giản, khi đặt mục tiêu, bạn phải có mục tiêu cụ thể, chi tiết để hướng tới. Bạn có thể suy nghĩ về mục tiêu với các câu hỏi gợi ý như:
Ví dụ: Bạn đặt mục tiêu giỏi tiếng Anh thì là mục tiêu không cụ thể và quá chung chung trong khi mục tiêu bạn có thể đặt ra là sau 3 tháng từ trình độ mới bắt đầu lên A2 theo khung CEFR
Nói một cách đơn giản tức là bạn có thể theo dõi qua các con số. Việc số hóa hay định lượng mục tiêu sẽ giúp bạn theo dõi và kiểm soát được quá trình chinh phục mục tiêu.
Ví dụ bạn có thể đặt mục tiêu sau 2 tháng đạt được 250 từ vựng thì bạn sẽ có thể biết rõ được theo từng tuần, từng tháng là bạn có đang chinh phục được con số 250 theo đúng hạn mức thời gian 2 tháng không.
Tiêu chí này tập trung vào tầm quan trọng của mục tiêu và bạn làm gì để đạt được mục tiêu đó với các nguồn lực cần thiết nào
Ví dụ mục tiêu sau 2 tháng là 250 từ vựng thì sẽ học như thế nào, học bao nhiêu từ 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng
Tiêu chí này chỉ rõ rằng bạn phải thực tế với khả năng của mình, dựa trên khả năng thực tế và nguồn lực sẵn có của bản thân để đưa ra mục tiêu chứ không phải đặt một mục tiêu phi thực tế, từ đó gây áp lực cho bản thân và khi không đạt được thì mất động lực
Ví dụ sau 3 tháng từ chưa biết gì lên IELTS 6.5 là phi thực tế nhưng sau 3 tháng từ trình độ chưa biết gì lên A1 hoặc A1+ là hoàn toàn hợp lý.
Bắt buộc mục tiêu phải đính kèm với thời gian cụ thể để có thể tạo động lực rõ ràng cũng như có sự đo lường được mục tiêu sau thời gian cụ thể.
Giai đoạn 4: Nâng cao và ôn luyện chuyên sâu
Ở giai đoạn cuối, bạn cần tập trung vào các kỹ năng nâng cao để chuẩn bị cho các kỳ thi hoặc tình huống giao tiếp phức tạp. Bạn có thể ôn luyện thêm với các bài tập chuyên sâu hoặc tham gia các lớp luyện thi nếu mục tiêu của bạn là đạt điểm cao trong các kỳ thi như IELTS, TOEIC. Quan trọng là bạn phải duy trì sự kiên nhẫn và không ngừng cải thiện mỗi ngày.