Tổng thống Cộng hòa Singapore[a] là nguyên thủ quốc gia của Singapore. Tổng thống thay mặt cho Singapore về đối ngoại và nắm giữ một số quyền hành pháp nhất định đối với Chính phủ Singapore, bao gồm quyền kiểm soát dự trữ quốc gia và quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm những chức danh công chức.
Các trường trung học/ dự bị đại học
Sau khi đậu kỳ thi lấy bằng GCE ‘O’, học sinh có thể nộp đơn xin vào học tại trường Trung học theo chương trình dự bị đại học 2 năm hoặc đăng ký vào học tại 1 trường đào tạo tập trung theo chương trình dự bị đại học 3 năm. Trường trung học và trường đào tạo tập trung đều chuẩn bị cho học sinh thi hoặc xét tuyển vào đại học và xây dựng nền tảng cho chương trình học bậc đại học. Chương trình học bao gồm 2 môn bắt buộc có tên là Tiếng Anh nâng cao (General Paper) và tiếng bản xứ, đồng thời chuẩn bị tối đa cho các em thi Bằng GCE-A (Singapore-Cambridge General Certificate of Education ‘Advanced’ GCE ‘A’). Các môn thi bao gồm các môn thuộc ngành nghệ thuật, khoa học hoặc thương mại. Vào cuối năm học dự bị đại học các em sẽ thi lấy Bằng GCE ‘A’. Học sinh ngoại quốc được ghi danh vào học tại các trường trung học và dự bị đại học nhưng tuỳ thuộc vào số lượng chổ dành cho học sinh quốc tế của mỗi trường.
Xem thêm: Du học phổ thông ở Singapore
Các trường đại học quốc tế tại Singapore
Bên cạnh các trường đại học trong nước, số lượng đại học quốc tế tầm cỡ thế giới cũng đã gia tăng mức độ và phạm vi chương trình giáo dục đại học tại Singapore. Một số trường tiêu biểu như Đại học James Cook Singapore, Đại học Curtin Singapore
Tại Singapore, sự đa dạng của khối trường tư thục với chương trình đào tạo phong phú đã làm cho bức tranh đào tạo của quốc gia thêm đa dạng. Hiện có khoảng hơn 300 trường tư thục chuyên ngành thương mại, công nghệ thông tin, nghệ thuật và ngôn ngữ ở Singapore. Số trường tư thục này cung cấp các khoá học đáp ứng theo nhu cầu của đông đảo học sinh trong nước và quốc tế.
Các trường tư thục có nhiều khoá học lấy chứng chỉ, bằng cao đẳng, cử nhân, và bằng sau đại học. Thông qua việc liên kết với các trường nổi tiếng trên thế giới từ Mỹ, Anh, Úc v.v.. các trường tư thục đã mang đến cho học sinh các cơ hội lấy các chứng chỉ và văn bằng quốc tế trong môi trường học với mức chi phí phải chăng. Mỗi trường tư thục có cách thức tuyển sinh riêng. Khi lựa chọn một trường tư để học, các bạn nên lưu ý trường đó phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu của bạn trong một số vấn đề sau đây:
Để theo học ở các Học viện tư, sinh viên Việt Nam chỉ cần hết lớp 9 là có thể nhập học. Sau khoảng 3 năm sinh viên đã có thể có bằng đại học.
Nếu quý vị có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với bộ phận Tư vấn du học Singapore của Công ty du học Eduzone – Công ty chuyên du học Singapore để được giải đáp hoàn toàn miễn phí.
Hotline tư vấn trực tiếp hoặc hẹn lịch tư vấn tại nhà: 0983010580 (HN) 0934676468 (HCM) hoặc đăng ký tư vấn tại đây
ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT DÀNH CHO SINH VIÊN CỦA EDUZONE KHI DU HỌC SINGAPORE
Eduzone – Tư vấn tận tâm, dịch vụ xứng tầm
Thông tin quý khách cung cấp được bảo mật tuyệt đối
Giáo dục mẫu giáo được cung cấp bởi các trung tâm nhà trẻ hoặc các trung tâm chăm sóc trẻ em bao gồm các chương trình 3 năm cho trẻ em tuổi từ 3 đến 6 tuổi. Được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép, các nhà trẻ tại Singapore được hoạt động bởi các tổ chức cộng đồng, các tổ chức tôn giáo, các tổ chức kinh tế xã hội. Các trung tâm sức khỏe trẻ em được đăng kí bởi Bộ Phát triển cộng đồng và Thể thao.
Hầu hết các nhà trẻ hoạt động 2 buổi một ngày, mỗi buổi từ 2,5 đến 4 giờ, 5 ngày một tuần. Chương trình nói chung bao gồm các chương trình tiếng Anh và một ngôn ngữ thứ hai, ngoại trừ những trường quốc tế và hệ thống giáo dục nước ngoài, nơi có những chương trình cho trẻ em nước ngoài định cư tại Singapore.
Thời gian đăng kí vào các trung tâm chăm sóc trẻ em và nhà trẻ là khác nhau và tùy thuộc từng nơi. Hầu hết ở các trung tâm chăm sóc trẻ em nhận các em quanh năm tùy thuộc vào việc còn chỗ không.
Trẻ em Singapore phải trải qua 6 năm học tiểu học bao gồm 4 năm học cơ bản từ lớp 1 đến lớp 4 và 2 năm định hướng là từ lớp 5 đến lớp 6 .
Ở những năm học cơ bản các khoá học chính bao gồm tiếng Anh, tiếng mẹ đẻ, toán học, cùng với những môn học phụ như là âm nhạc và nghệ thuật thể dục và xã hội. Bắt đầu từ năm thứ 3 có các môn khoa học. Để phát triển hết khả năng của học sinh, các em được phân lớp theo năng lực học của mình trước khi vào giai đoạn định hướng. Cuối lớp 6 học sinh sẽ tham dự kỳ thi vượt cấp (PSLE).
Chương trình tiểu học của Singapore đã được ứng dụng như là một hình mẫu quốc tế, đặc biệt là phương pháp dạy toán. Học sinh nước ngoài được nhận vào trường tiểu học nếu trường còn chỗ.
Các trường trung học tại Singapore có thể là được chính phủ chi phí, hỗ trợ hay tồn tại độc lập. Học sinh học 4 hoặc 5 năm giáo dục trung học theo các khoá học đặc biệt, cấp tốc hoặc bình thường. Các khoá học đặc biệt và cấp tốc chuẩn bị (trong 4 năm) cho học sinh thi lấy chứng chỉ chung Singapore – Cambridge ở bậc giáo dục GCE ‘O’ (O – “Orinary”). Học sinh theo các khóa học bình thường có thể lựa chọn khối cơ bản hoặc khối kỹ thuật, cả hai đều chuẩn bị cho học sinh thi lấy chứng chỉ chung Singapore – Cambridge ở bậc giáo dục GCE ‘N’ (N – “Normal”) sau 4 năm học và sau năm thứ 5 sẽ thi lấy chứng chỉ GCE ’O’.
Chương trình giáo dục phổ thông bao gồm tiếng Anh, tiếng mẹ đẻ, khoa học và nhân văn. Ở năm trung học thứ 3, học sinh có thể lựa chọn khóa học tùy theo các em đang ở khối nào trong các khối nghệ thuật, khoa học, thương mại hay kỹ thuật.
Chương trình trung học của Singapore được công nhận trên thế giới bởi khả năng giúp học sinh phát triển cách nghĩ phê phán và kỹ năng tư duy. Học sinh nước ngoài được nhận vào trường trung học cơ sở nếu trường còn chỗ.
Sau khi hoàn thành kì thi chứng chỉ GCE ’O’, sinh viên có thể nộp đơn vào các trường gọi là “junior college” cho một khoá học 2 năm hoặc các viện học tập trung cho một khoá học 3 năm dự bị đại học. Các trường và viện nói trên chuẩn bị cho sinh viên bước vào các trường đại học và đặt nền tảng cho giáo dục cấp trên phổ thông. Chương trình gồm hai môn bắt buộc: Viết luận đại cương và tiếng mẹ đẻ, và tối đa 4 chứng chỉ chung Singapore – Cambridge của bậc giáo dục GCE “A” (A – “Advance”) từ các môn nghệ thuật, khoa học, hoặc thương mại. Cuối một khoá dự bị đại học sinh viên phải thi lấy chứng chỉ GCE ’A’ .
Sinh viên nước ngoài được nhận vào học dự bị đại học tùy thuộc việc còn chỗ hay không.
Các trường Bách khoa được thành lập tại Singapore để cung cấp cho sinh viên chương trình theo hướng thực hành ở bậc cử nhân. Hiện tại có 5 trường Bách khoa tại Singapore:
– Trường BK Nanyang– Trường BK Ngee Ann– Trường BK Republic– Trường BK Temasek.– Trường BK Temasek
Các trường này cung cấp hàng loạt các khoá học như là kỹ thuật, kinh doanh, thông tin đại chúng, thiết kế và giao tiếp thông tin. Cũng có các khoá học chuyên ngành như là nhãn khoa, kỹ thuật hàng hải, đại dương học, y tá, giáo dục tiểu học và điện ảnh cho những ai muốn theo đuổi một nghề nghiệp cụ thể.
Sinh viên tốt nghiệp đã chứng minh việc họ được các nhà tuyển dụng ưa thích vì họ nổi lên trong môi trường làm việc với những kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp với nền kinh tế mới.
6. Các viện giáo dục kỹ thuật (Institute of Technical Education – ITE)
ITE là một lựa chọn sau giáo dục phổ thông cho những ai muốn phát triển kỹ năng kỹ thuật và kiến thức trong các lĩnh vực công nghiệp khác nhau. Bên cạnh việc cung cấp những khoá học chính qui (“full time”) và các chương trình thực tập cho những học sinh tốt nghiệp trung học, ITE còn cung cấp những chương trình giáo dục chuyển tiếp cho những người đã đi làm.
Có 3 trường đại học tại Singapore:– Đại học quốc gia Singapore (NUS)– Đại học kĩ thuật Nanyang (NTU)– Đại học quản lý Singapore (SMU)
Các trường này cung cấp hệ thống giáo dục toàn diện với bằng cấp được quốc tế công nhận. Những cơ hội về học bổng và nghiên cứu sau đại học cũng có sẵn cho sinh viên sau tốt nghiệp.
Từ khi thành lập vào năm 1905, NUS đã mở rộng thành một trường toàn diện cung cấp nhiều môn học thuộc các chuyên ngành chính như khoa học, kỹ thuật, công nghệ, luật, khoa học nghệ thuật và xã hội, y học.
NTU được thành lập vào năm 1981 nhằm cung cấp những phương tiện thuận lợi cho giáo dục cấp trên phổ thông và nghiên cứu kỹ thuật – công nghệ. Trường đã được hợp nhất với Viện Giáo dục quốc gia (NIE) – đại học sư phạm – và mở rộng để bao gồm các ngành học Kiểm toán, Kinh doanh và Truyền thông.
SMU được thành lập vào năm 2000 là trường dân lập đầu tiên có các khoá học vê kinh doanh và quản trị.
Các trường đại học quốc tế tại Singapore
Ngoài các trường địa phương, các trường đại học cấp quốc tế đã góp phần nâng cao đẳng cấp và phạm vi giáo dục cấp trên phổ thông ở Singapore. Một ví dụ là trường đào tạo MBA châu Âu có tên là INSEAD đã đầu tư 60 triệu $ Singapore trang thiết bị vào một trung tâm khoa học để thành lập trường kinh doanh quốc tế đầu tiên tại Châu Á. Năm 2000, trường Quant trị kinh doanh Chicago đã chọn Singapore để đầu tư và trở thành trường Quản trị kinh doanh Mỹ hàng đầu đầu tiên có trụ sở tại châu Á.
Các trường đại học quốc tế hàng đầu khác đã hợp tác với các trường đại học trong nước để đặt trụ sở tại Singapore là:
– Viện công nghệ Gor – Viện Logistic, Châu Á – Thái Bình Dương.– Trường ĐH Jonhs Hoopin của Singapore – Johns Hopkins Singapore – Viện công nghệ Massachuset (MIT) – hợp tác Singapore – MIT – Trường ĐH Shanghai Jiao Tong– Trường ĐH Stanford – hợp tác Singapore – Standford– Trường ĐH Wharton thuộc ĐH Pennsylvania – Trung tâm nghiên cứu SMU Wharton – Trường ĐH kỹ thuật Eindhoven (Đức) – Trường ĐH khoa học và kỹ thuật Muenchen (Đức)
Tại Singapore, một hệ thống các trường tư thục rất đa dạng cung cấp hàng loạt chương trình đào tạo làm phong phú thêm lĩnh vực giáo dục của quốc gia này. Có trên 300 trường về ngôn ngữ, công nghệ thông tin, thương mại, nghệ thuật. Những trường này cung cấp các chương trình học chủ yếu căn cứ nhu cầu của sinh viên trong nước và quốc tế.
Các trường tư thục này cung cấp các khoá học đa dạng ở các trình độ độ ĐH học và sau ĐH.
Thông qua hợp tác với các trường ĐH nổi tiếng của Anh, Mỹ , Úc… các trường này cung cấp cho sinh viên cơ hội giành các chứng chỉ quốc tế trong môi trường tiện nghi và đầy đủ. Mỗi trường tự thực hiện tuyển sinh đầu vào và những sinh viên quan tâm sẽ trực tiếp đến đăng kí. Khi chọn học tại một trường tư thục, bạn cần chắc chắn rằng trường đó phải đáp ứng được sự mong đợi của bạn về các yếu tố sau:
– Các khoá học.– Các chứng chỉ bạn đạt được có tính phổ biến rộng rãi hay không.– Trang bị trường học (lớp học, thiết bị máy tính …).– Các dịch vụ dành cho du học sinh (nhà ở, dịch vụ về visa, định hướng cho sinh viên, hướng dẫn sinh viên…).
Các trường quốc tế mang đến cho bạn cơ hội theo đuổi một nền giáo dục tương tự như ở đất nước bạn. Được Bộ Giáo dục cấp phép, các trường quốc tế này tuân theo những nguyên tắc và những chương trình giống như tại các nước đó.
Singgapore có một số trường quốc tế cho phép sinh viên nước ngoài và những người định cư lâu dài đăng ký học. Một số trường có những yêu cầu bắt buộc cho việc nhập học, chẳng hạn như khả năng ngoại ngữ và quốc tịch. Mỗi trường lại có những tiêu chí khác nhau.
Học phí mỗi năm ở vào khoảng 4.600 –14.000 $ Singapore đối với bậc thấp và khoảng 6000 –18.000 $ Singapore đói với bậc cao. Năm học và các kỳ học cũng khac nhau giữa các trường.
Ngoài ra bạn muốn tìm hiểu thông tin về du học Úc, Canada hay các nước khác tại đây.
Hệ thống giáo dục của Singapore được chia thành: trường tiểu học là 6 năm và trung học là 4-năm và sau đó tiếp tục với cấp cao hơn như Polytechnic Junior College và đại học. Để được chấp nhận vào trường tại Singapore, Học sinh cần phải thi vào trường. Học sinh phải thi tiếng Anh, Toán và có thễ bị kiểm nghiệm về tíếng Trung Quốc. Tùy thuộc vào trường bạn muốn thi vào. Và đối với sinh viên nước ngoài được theo học tại Singapore cần phải trả bảo trì (Donations) cho giáo dục của Singapore một số tiền S$ 1,000 mỗi 2 năm số tiền này không được hoàn lại.
Giáo dục tiểu học (Primary School).
Hệ thống giáo dục tiểu học ở Singapore được chia thành 2 buổi dạy: buổi sáng và buổi chiều. Để tuyển dụng học sinh mới sẽ phụ thuộc vào chính sách của trường. Tiểu học từ lớp 1-4 (4 years foundation stage) sẽ tập trung vào việc học Tiếng Anh, Tiếng Trung Quốc (Quan Thoại) hoặc ngôn ngữ Tamil, toán học và các chuyên ngành khác như nghệ thuật, âm nhạc, giáo dục thể chất. Từ lớp 5 -6 (2 years orientation stage) học sinh sẽ phải thi làm 3 lần: EM3 EM2 EM1. Các học sinh học bằng tiếng Anh và học sinh sẽ được thi ngôn ngữ khác nhau vào cuối năm lớp 6 và được gọi là Primary school leaving examination (PSLE) để đo mức độ mà học sinh phải học ở trường trung học dành 4 năm hoặc 5 năm.
Giáo dục trung học (Secondary School).
Trung học tại Singapore được chia thành 2 hệ thống khác nhau 4-năm hoặc 5-năm. Học sinh sẽ được chọn vào bất kỳ hệ thống dựa trên kết quả của kỳ thi PSLE của mỗi học sinh. Hệ thống sử dụng 4-năm được gọi là Special and Express. Các khóa học sẽ tập trung và chuẩn bị cho học sinh để có bằng Singapore-Cambridge General Certificate of Education “Ordinary” (GCE ‘O’) vào cuối năm học thứ 4 và hệ thống sử dụng 5-năm được giảng dạy các môn phổ thông và kỹ thuật. Học sinh hoàn thành 5 năm sẽ được bằng Singapore-Cambridge General Certificate of Education “Normal” (GCE ‘N’).
Sau khi sinh viên tốt nghiệp trung học có thể chọn mức độ cao hơn kế tiếp.
Chuẩn bị Đại học (Junior College hoặc Pre-University).
Đối với học sinh đã được GCE ‘O’ Level muốn chọn học tại Junior College là 2 năm hoặc các khóa học chuẩn bị Đại Học (Pre-University) là 3 năm để chuẩn bị thi GCE ‘Level A’, khi các học sinh lấy dược bằng sẽ có thể ghi danh vào các đại học hoặc có thể đi học tại trường đại học trên khắp thế giới. Cho những sinh viên không thành công kỳ thi GCE ‘A’ Level học sinh có thể chọn trường Polytechnics.
Trường Cao đẳng (Polytechnics).
Chương trình giảng dạy học với các ngành chuyên môn như kỹ thuật, kinh doanh, truyền thông đại chúng, vv.. Khóa học sẽ mất 3 năm.
Giáo dục kỹ thuật – Institutes of Technical Education (ITE)
Chương trình giảng dạy về các ngành kỹ thuật. Đặc biệt là những người muốn nâng cao kỹ năng và thực tiễn giáo dục. Tiêu chuẩn cho học sinh có điểm tốt có thể được chọn đi học tại các trường Polytechnics hoặc các trường đại học theo nguyện vọng của họ.
Singapore có 3 trường Đại học dưới đây:
Các trường đại học này đã cho ra trường những sinh viên tốt nghiệp nổi danh trên thế giới. Tại các trường này có rất nhiều cơ hội cho công tác nghiên cứu và cơ hội nhận học bổng.
Các trường đại học quốc tế tại Singapore
Bên cạnh các trường đại học trong nước, số lượng đại học quốc tế tầm cỡ thế giới cũng đã gia tăng mức độ và phạm vi chương trình giáo dục đại học tại Singapore. Các trường đại học quốc tế hàng đầu liên kết với các trường đại học trong nước để hiện diện tại Singapore.
Tổng thống Cộng hòa Indonesia (Presiden Republik Indonesia) là nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu chính phủ của Indonesia và là tổng tư lệnh Lực lượng Vũ trang Quốc gia Indonesia và Cảnh sát Quốc gia Indonesia. Từ năm 2004, tổng thống và phó tổng thống được bầu trực tiếp. Nhiệm kỳ của tổng thống là năm năm và tổng thống được tái cử một nhiệm kỳ. Tổng thống Indonesia đương nhiệm là Prabowo Subianto, ông nhậm chức vào ngày 20 tháng 10 năm 2024.
Chức vụ tổng thống được thành lập trong quá trình Ủy ban điều tra chuẩn bị độc lập (BPUPK) soạn thảo Hiến pháp 1945. Ngày 18 tháng 8 năm 1945, Sukarno được bầu Ủy ban chuẩn bị độc lập Indonesia (PPKI) bầu làm tổng thống theo điều khoản chuyển tiếp của hiến pháp, "Tổng thống và Phó Tổng thống lần đầu tiên sẽ được PPKI bầu ra". Ngoài ra, Hội nghị Hiệp thương Nhân dân, là cơ quan bầu tổng thống, vẫn chưa được thành lập.[2]:138 Ngày 16 tháng 10 năm 1945, Phó Tổng thống Mohammad Hatta ban hành sắc lệnh trao quyền lập pháp cho Ủy ban Quốc gia Trung ương Indonesia (KNIP).[2]:152 Ngày 11 tháng 11 năm 1945, KNIP quyết định tách vai trò nguyên thủ quốc gia khỏi vai trò người đứng đầu chính phủ, biến Indonesia thành một nền dân chủ đại nghị trên thực tế với tổng thống là nguyên thủ quốc gia mang tính nghi lễ, thủ tướng là người đứng đầu chính phủ, được tổng thống đề nghị thành lập nội các.
Ngày 18 tháng 12 năm 1948, Sukarno và Hatta bị quân Hà Lan bắt giữ tại Yogyakarta. Sukarno sau đó giao Sjafruddin Prawiranegara thành lập chính phủ khẩn cấp. Chính phủ khẩn cấp Cộng hòa Indonesia được thành lập tại Sumatra với Prawiranegara làm chủ tịch. Ngày 13 tháng 7 năm 1949, Prawiranegara trao lại quyền cho Sukarno.[3] Ngày 17 tháng 12 năm 1949, Sukarno được bầu làm tổng thống Hợp chúng quốc Indonesia và nhường lại chức vụ cho Assaat.[4] Khi Assaat nhận thấy rằng Hợp chúng quốc Indonesia sẽ được thay thế bằng một nhà nước đơn nhất, ông từ chức và Sukarno một lần nữa trở thành tổng thống vào ngày 15 tháng 8 năm 1950.
Indonesia thông qua Hiến pháp lâm thời 1950, quy định tổng thống là nguyên thủ quốc gia chủ yếu mang tính nghi lễ. Tổng thống bổ nhiệm thủ tướng theo đề nghị của các formateurs.[5]
Tuy bị hạn chế về quyền hạn nhưng Sukarno có uy tín rất lớn. Ông không bao giờ ủng hộ vai trò nguyên thủ quốc gia mang tính nghi lễ và ngày càng bất mãn với nền dân chủ đại nghị theo kiểu phương Tây của Indonesia. Đầu thập niên 1950, Sukarno bắt đầu kêu gọi thực hiện "dân chủ chỉ đạo", trong đó tổng thống "chỉ đạo" quá trình thảo luận nhằm đạt được sự đồng thuận về một vấn đề trước khi ra quyết định.
Tháng 4 năm 1959, Sukarno có bài phát biểu đề nghị Indonesia khôi phục Hiến pháp 1945 nhằm chấm dứt tình trạng bất ổn chính trị trong suốt thập niên 1950.[6] Dư luận ủng hộ nhiệt tình và gây sức ép mạnh mẽ lên Quốc hội lập hiến khôi phục Hiến pháp 1945 nhưng Quốc hội lập hiến từ chối. Ngày 5 tháng 7 năm 1959, Sukarno ban hành sắc lệnh đơn phương tuyên bố khôi phục Hiến pháp 1945[6] và xác định tổng thống là người đứng đầu chính phủ cũng như là nguyên thủ quốc gia. Tháng 5 năm 1963, Hội nghị Hiệp thương Nhân dân bổ nhiệm Sukarno làm tổng thống suốt đời.[7]
Hiến pháp 1945 được khôi phục nhưng không được chính quyền tuân thủ triệt để. Hội nghị Hiệp thương Nhân dân lâm thời (MPRS) bị lệ thuộc vào tổng thống mặc dù là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Chỉ đến năm 1966, khi tình hình chính trị bắt đầu trở nên bất lợi cho Sukarno thì MPRS mới lấy lại được quyền hạn của mình. Năm 1967, Sukarno buộc phải từ chức tổng thống và tổng tham mưu trưởng quân đội Suharto được bổ nhiệm làm quyền tổng thống.
Suharto được bổ nhiệm làm tổng thống vào năm 1968. Trong thời gian cầm quyền, Suharto tỏ vẻ tuân thủ hiến pháp về mặt hình thức. Theo hiến pháp, tổng thống có nhiệm vụ thực hiện Đại cương chính sách nhà nước do Hội nghị Hiệp thương Nhân dân ban hành. Vào gần cuối nhiệm kỳ của mình, Suharto giải trình trước Hội nghị Hiệp thương Nhân dân về những thành tựu mà chính quyền của ông đã đạt được và việc thực hiện Đại cương chính sách nhà nước. Tuy nhiên, Suharto vẫn đảm bảo rằng Hội nghị Hiệp thương Nhân dân phải lệ thuộc mình. Năm 1969, một đạo luật được thông qua quy định tổng thống phê chuẩn việc bổ nhiệm thành viên Hội nghị Hiệp thương Nhân dân.[8] Ngoài ra, tổng thống có quyền ban hành sắc luật. Trên danh nghĩa, sắc luật phải được Hội đồng Đại diện Nhân dân phê chuẩn tại phiên họp tiếp theo nhưng sự phê chuẩn chỉ là lấy lệ vì Hội đồng Đại diện Nhân dân không thường xuyên họp và chịu sự chi phối hoàn toàn của Đảng Golkar, là đảng cầm quyền lớn nhất trong Hội đồng Đại diện Nhân dân. Suharto cai trị bằng sắc luật trong hầu hết nhiệm kỳ của mình và nắm toàn quyền điều hành đất nước.
Suharto buộc phải từ chức tổng thống vào ngày 21 tháng 5 năm 1998 và chức vụ tổng thống được cải cách đáng kể. So với Suharto, người được Hội nghị Hiệp thương Nhân dân tán thành tất cả các bài phát biểu giải trình của mình, Bacharuddin Jusuf Habibie bị Hội nghị Hiệp thương Nhân dân không tán thành bài phát biểu giải trình duy nhất.[9] Abdurrahman Wahid trúng cử tổng thống vào năm 1999 trong cuộc bầu cử không độc diễn đầu tiên và cũng là tổng thống đầu tiên được bầu thông qua hình thức biểu quyết thay vì hình thức hoan hô. Tuy nhiên, Wahid bị Hội nghị Hiệp thương Nhân dân bãi nhiệm vào năm 2001, cho thấy Hội nghị Hiệp thương Nhân dân thực sự là cơ quan kiểm soát quyền lực của tổng thống. Phó Tổng thống Megawati Sukarnoputri, con gái của Sukarno và cựu lãnh đạo phe đối lập trong thời kỳ Suharto, kế nhiệm Wahid làm tổng thống, trở thành nữ tổng thống duy nhất của Indonesia.[10]
Năm 2001, Hội nghị Hiệp thương Nhân dân thông qua sửa đổi hiến pháp quy định tổng thống sẽ được nhân dân bầu trực tiếp từ năm 2004.[11] Rút kinh nghiệm từ việc Sukarno và Suharto lạm quyền, Hội nghị Hiệp thương Nhân dân thành lập nhiều cơ chế kiểm soát quyền lực nhằm ngăn chặn tổng thống chi phối toàn bộ hệ thống chính trị. Ví dụ: tổng thống không được giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ và không còn quyền lập pháp.
Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2004, Susilo Bambang Yudhoyono đánh bại Sukarnoputri trong cuộc bầu cử vòng hai, trở thành tổng thống được bầu trực tiếp đầu tiên. Ông được tái cử nhiệm kỳ thứ hai vào năm 2009.
Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2014, Thống đốc Jakarta Joko Widodo trúng cử tổng thống, đánh bại cựu tướng, con rể cũ của Suharto là Prabowo Subianto.[12][13] Ngày 22 tháng 7, Ủy ban bầu cử tuyên bố Joko Widodo là người trúng cử tổng thống. Ông và phó tổng thống Jusuf Kalla tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20 tháng 10 năm 2014. Widodo được tái cử nhiệm kỳ thứ hai trong cuộc bầu cử tổng thống 2019.[14]
Điều 6 Hiến pháp Indonesia quy định người ứng cử tổng thống phải là công dân Indonesia từ khi sinh ra, không có hai quốc tịch, không phản bội tổ quốc và có đủ năng lực về thể chất và tinh thần để thực hiện nhiệm vụ. Người ứng cử tổng thống phải được một đảng hoặc liên minh các đảng đề cử. Các tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể sẽ do luật định.[15]
Pháp luật quy định người ứng cử tổng thống phải hội đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:[16][17]
Pháp luật cũng quy định chỉ những đảng hoặc liên minh các đảng giành được 20% số ghế trong Hội đồng Đại diện Nhân dân hoặc 25% tổng số phiếu bầu hợp lệ trong cuộc bầu cử trước mới được phép đề cử người ứng cử tổng thống và phó tổng thống.
Tổng thống và phó tổng thống được nhân dân bầu trực tiếp trên một liên danh chung. Chi tiết quy định bầu cử được Hội đồng Đại diện Nhân dân quyết định. Tân tổng thống phải tuyên thệ hoặc cam kết nhậm chức. Nhiệm kỳ của tổng thống là năm năm và không ai được giữ chức vụ tổng thống quá hai nhiệm kỳ. Người ứng cử tổng thống và phó tổng thống phải nhận được quá nửa tổng số phiếu bầu, bao gồm ít nhất 20% số phiếu bầu ở quá nửa số tỉnh của Indonesia.[18] Trong trường hợp không có liên danh nào giành được đủ số phiếu bầu thì vòng bầu cử thứ hai sẽ được tổ chức giữa hai liên danh có số phiếu bầu cao nhất ở vòng đầu tiên. Liên danh nhận được nhiều phiếu bầu nhất sẽ được bầu làm tổng thống và phó tổng thống.
Tổng thống và phó tổng thống phải tuyên thệ hoặc cam kết tại phiên họp Hội nghị Hiệp thương Nhân dân. Nếu Hội nghị Hiệp thương Nhân dân không thể họp thì tổng thống sẽ tuyên thệ trong phiên họp Hội đồng Đại diện Nhân dân. Nếu Hội đồng Đại diện Nhân dân không thể họp thì tổng thống sẽ tuyên thệ trước lãnh đạo Hội nghị Hiệp thương Nhân dân với sự chứng kiến của các thẩm phán Tòa án Tối cao. Điều 9 Hiến pháp Indonesia quy định lời tuyên thệ, cam kết như sau:
Tôi xin tuyên thệ trước Chúa rằng tôi sẽ nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ của mình với tư cách là Tổng thống (Phó Tổng thống) Cộng hòa Indonesia một cách chính trực, trung thành tuân thủ Hiến pháp, tận tâm thi hành tất cả các đạo luật và quy định và toàn tâm toàn ý phục vụ Quốc gia và Dân tộc.
— Điều 9 Hiến pháp Indonesia 1945
Tổng thống có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:[19]
Trong trường hợp khuyết tổng thống thì phó tổng thống trở thành tổng thống. Nếu khuyết phó tổng thống thì Hội nghị Hiệp thương Nhân dân bầu phó tổng thống mới trong số hai ứng viên do tổng thống đề cử chậm nhất là 60 ngày. Trong trường hợp khuyết tổng thống và phó tổng thống thì bộ trưởng Bộ Nội vụ, bộ trưởng Bộ Ngoại giao và bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng nhau giữ quyền tổng thống, Hội nghị Hiệp thương Nhân dân chậm nhất là 30 ngày bầu tổng thống và phó tổng thống mới từ hai liên danh của đảng hoặc liên minh các đảng đã trúng cử tổng thống và về nhì trong cuộc bầu cử tổng thống trước đó.[20]
Tổng thống và phó tổng thống có thể bị bãi nhiệm trong trường hợp phạm tội phản quốc, tội tham nhũng, tội nhận hối lộ hoặc những trọng tội khác, có hành vi đáng xấu hổ hoặc không còn đáp ứng các yêu cầu làm tổng thống. Hội đồng Đại diện Nhân dân có thể đề nghị Tòa án Hiến pháp xem xét vấn đề bãi nhiệm tổng thống nếu ít nhất hai phần ba số thành viên tán thành và ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham dự phiên họp. Tòa án Hiến pháp quyết định vấn đề chậm nhất là 90 ngày. Nếu Tòa án Hiến pháp quyết định rằng tổng thống đã vi phạm pháp luật thì Hội đồng Đại diện Nhân dân có thể yêu cầu Hội nghị Hiệp thương Nhân dân quyết định việc bãi nhiệm. Tổng thống có quyền tự bào chữa trước Hội nghị Hiệp thương Nhân dân. Quyết định bãi nhiệm tổng thống hoặc phó tổng thống phải được ít nhất hai phần ba số thành viên tán thành có ít nhất ba phần tư tổng số thành viên tham dự phiên họp.[21]
Nguyên tổng thống được hưởng lương hưu và được cấp một ngôi nhà với tiền điện nước và điện thoại được chính phủ chi trả. Ngoài ra, gia đình của nguyên tổng thống được chăm sóc sức khỏe miễn phí và được cấp một chiếc xe với tài xế riêng.[22]
Tổng thống Indonesia là người tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng, danh hiệu nhà nước (Tanda Kehormatan Bintang) và tự động được tặng thưởng hạng nhất của tất cả các huân chương dân sự và quân sự. Hiện tại, tổng thống nhận 14 huân chương ngay sau khi nhậm chức:[23]