Hiện nay, việc chuyển đổi số trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam đang được đẩy mạnh. Do đó, khi tham gia vào các sàn Thương Mại Điện Tử (TMĐT) doanh nghiệp sẽ nhận được rất nhiều cơ hội. Thứ nhất, doanh nghiệp sẽ không cần chủ động tìm kiếm khách hàng vì đã có một lượng khách hàng luôn sẵn sàng mua sản phẩm trên các trang TMĐT. Tại Việt Nam, các sản phẩm lên sàn TMĐT trong nước đều được Cục xúc Tiến Thương Mại hỗ trợ truy xuất nguồn gốc sản phẩm, gắn tem nhãn, đảm bảo minh bạch thông tin sản phẩm.

DỰ ĐOÁN XU HƯỚNG NGÀNH NÔNG SẢN NĂM 2021

Sản xuất nông nghiệp truyền thống đang có bước chuyển mình mạnh mẽ theo xu hướng tái cấu và cách mạng hóa theo hướng bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu. Trên khắp thế giới, các nước đều có cuộc chạy đua ở nhiều tầng mức để ứng dụng các phương pháp thông minh vào sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất trong khi vẫn đảm bảo yếu tố an toàn. Theo ông Dhriti Satya, chuyên gia công nghệ sinh học và tạo giống, kiêm sáng lập tổ chức nông nghiệp AgriBioTechX, các xu hướng trong sản xuất nông nghiệp toàn cầu năm 2021 như sau:

Một số điều chỉnh chính sách trong năm 2021

Từ ngày 30 tháng 6 năm 2021, tất cả hàng hóa là thực phẩm phải được nhập khẩu bởi một nhà nhập khẩu đã đăng ký với Bộ Các ngành cơ bản (MPI) của New Zealand. Các nhà nhập khẩu chưa đăng ký sẽ không thể nhập khẩu vào New Zealand cho đến khi có được chứng nhận đăng ký nhà nhập khẩuNgoài ra, ngày 17 tháng 12 năm 2021, MPI ban hành bộ tiêu chuẩn về sức khỏe nhập khẩu đối với hàng nông sản nhập khẩu vào New Zealand có hiệu lực từ này 10 tháng 01 năm 2022, những quy định chi tiết về lấy mẫu, kiểm tra trước khi xuất khẩu, bao bì, giấy chứng nhận, v.v để được thông quan cho trái cây tươi và rau quả nhằm đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người tiêu dùng.

Ngành dịch vụ logistics đóng góp không nhỏ trong việc đạt được các kết quả quan trong xuất nhập khẩu. Trong giai đoạn khó khăn của dịch bệnh Covid-19, các doanh nghiệp logistics Việt Nam vẫn cố gắng duy trì được chuỗi cung ứng. Các doanh nghiệp logistics đã phối hợp, chia sẻ với các doanh nghiệp sản xuất tìm ra các giải pháp, chiến lược tối ưu trong hoạt động logistics, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian vận chuyển.Hiện nay, nhiều cơ sở hạ tầng, trung tâm logistics hiện đại, dịch vụ vận tải, kho bãi, và giao nhận cũng đã được đầu tư, xây dựng, áp dụng những công nghệ tiên tiến, góp phần vào việc tháo gỡ, vận chuyển và lưu thông hàng hóa được thông suốt. Với vị trí địa lý đặc biệt, nằm trong khu vực phát triển năng động của thế giới, nơi luồng hàng tập trung giao lưu rất mạnh, Việt Nam được đánh giá là có thế mạnh về địa kinh tế rất thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất, xuất nhập khẩu và dịch vụ logistics.Chi tiết Báo cáo xuất nhập khẩu 2021.

(vasep.com.vn) Năm 2021 là một năm chật vật đối với các doanh nghiệp XK cá tra Việt Nam. Covid-19 đã tấn công vào từng nhà máy khiến cho cả hoạt động nuôi trồng, vận chuyển, XK đều gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, giá trị XK của cả năm vẫn đạt 1,61 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm trước. “Cái khó, ló cái khôn”, khi XK cá tra sang một số thị trường lớn bị ách tắc do kiểm tra dịch bệnh, giãn cách xã hội thì các DN đã chuyển hướng thông minh sang một số thị trường tiềm năng.

Trung Quốc - Hồng Kông: Năm 2021, tổng giá trị XK cá tra sang thị trường này đạt 449,8 triệu USD, chiếm 27,8% tổng XK, giảm 12,6% so với năm 2020. Ba quý đầu năm 2021, XK cá tra sang Trung Quốc - Hồng Kông gặp nhiều trục trặc và gián đoạn do rào cản thương mại mà Trung Quốc đưa ra nhằm giảm NK thực phẩm đông lạnh.

Tuy nhiên, kể từ tháng 9/2021, nguồn cá tra dự trữ của các nhà NK để chuẩn bị cho dịp lễ tết cuối năm hay tới mùa hè năm 2022 đã cạn nên họ cũng mong muốn Chính phủ nới lỏng các biện pháp kiểm tra hàng hóa để tăng cường mua hàng. Cũng từ đó, giá trị XK cá tra sang Trung Quốc tăng trưởng mạnh trở lại, trong đó, tháng 12/2021, giá trị XK cá tra sang Trung Quốc đạt 73,2 triệu USD, tăng 144,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mỹ: Một năm XK cá tra thuận lợi và tăng trưởng tích cực sang Mỹ. Năm 2021, tổng giá trị XK cá tra sang thị trường này đạt 370,6 triệu USD, tăng gấp đôi so với năm 2020. Cuối tháng 6/2021, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả cuối cùng đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 16 (POR16) đối với các lô hàng cá tra đông lạnh NK từ Việt Nam vào thị trường Mỹ giai đoạn từ ngày 01/8/2018 - 31/7/2019. Theo đó, hai DN XK cá tra của Việt Nam là: Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (VINH HOAN CORP - Đồng Tháp) và Công ty Cổ phần Nam Việt (NAVICO - An Giang) đã được hưởng mức thuế suất là 0%. Động thái tích cực này đã thúc đẩy XK cá tra sang thị trường này tăng trưởng liên tục không nằm ngoài dự đoán. Riêng tháng 12/2021, giá trị XK cá tra sang Mỹ đạt 46,6 triệu USD, tăng 67% so với cùng kỳ năm ngoái.

CPTPP: Năm 2021, tổng giá trị XK cá tra sang khối thị trường này đạt 207,8 triệu USD, tăng 0,6% so với năm 2020. Mexico và Canada là hai thị trường nổi bật của CPTPP. Năm trước, XK cá tra sang Mexico đã “hồi sinh” sau nhiều năm giảm sút. Tổng giá trị XK cá tra sang Mexico đạt 69,2 triệu USD, tăng 37,3%; sang Canada đạt 32,7 triệu USD, tăng 7,5% so với năm trước. Kể từ khi Covid-19 lan rộng từ Châu Âu sang các nền kinh tế đang phát triển ở Đông Nam Á thì XK cá tra sang Singapore - thị trường vốn được coi là gây chú ý trong các năm trước bỗng giảm sút. Trong năm 2021, giá trị XK cá tra sang Singapore đạt 26,3 triệu USD, giảm 22%.

EU: Tổng giá trị XK cá tra sang khối thị trường này đạt 106,2 triệu USD, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2020. Giảm liên tiếp trong 3-4 năm trở lại đây, nhiều DN đã chủ động chuyển hướng thị trường. Giá trị XK cá tra sang bốn thị trường lớn nhất Châu Âu là Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha và Đức đều giảm lần lượt 20%; 23,5%; 9,3% và 43,6% so với năm ngoái.

Giá trị XK cá tra sang các “thị trường chuyển hướng” như Brazil, Colombia, Nga, Ai Cập rất tươi sáng. Trong đó, năm ngoái, giá trị XK cá tra sang Brazil tăng 48,6%; sang Colombia tăng 68,5%; sang Nga tăng 72,8% và Ai Cập tăng 51,7% so với năm trước.

Hoạt động sản xuất, vận chuyển, chế biến, XK của các DN cá tra Việt Nam trong năm qua bị gián đoạn và ách tắc, cước vận tải tăng phi mã, các DN ngành cá tra cũng bị “tổn thương” nặng nhất trong nhóm thủy sản XK do Covid-19 lan rộng vào thời điểm tỷ lệ tiêm vaccine cho công nhân và người lao động còn thấp. Nhiều DN đã buộc phải đóng cửa, hủy/hoãn đơn hàng, thực hiện nghiêm túc “3 tại chỗ”, giá cá tra XK cũng không tăng trong khi chi phí sản xuất, chế biến tăng vọt. Đạt được kết quả này các DN cá tra Việt Nam đã trải qua một năm với nỗ lực ngoài tưởng tượng.

Cá tra là loài cá thịt trắng nuôi đặc trưng của Việt Nam. Sản phẩm cá tra xuất khẩu của Việt Nam ngày càng được người tiêu dùng trên thị trường thế giới yêu thích vì sự tiện lợi, hương vị trung tính, dễ chế biến và giá cả phù hợp với mọi phân khúc tiêu thụ.

Tính đến năm 2022, cá tra Việt Nam đã chinh phục hơn 140 thị trường trên thế giới, trong đó có các thị trường truyền thống và khắt khe về an toàn thực phẩm và các quy định kỹ thuật như: Mỹ, EU và cả những thị trường vốn không ưa chuộng cá nuôi như Nhật Bản.

Theo báo cáo đánh giá của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong giai đoạn 2017 – 2022, mặc dù diện tích nuôi cá tra có xu hướng giảm nhưng sản lượng cá tăng dần từ 1,2 triệu tấn năm 2017 lên 1,7 triệu tấn năm 2022, cho thấy năng suất nuôi cá tra ngày càng được cải thiện.

Sự phổ biến của cá tra và sự nỗ lực của cộng đồng DN Việt Nam đưa cá tra đi khắp năm châu, đã giúp cho ngành này mang về nguồn ngoại tệ lớn mỗi năm. Với kim ngạch xuất khẩu từ 1,5 – 2,4 tỷ USD/năm, riêng cá tra đã chiếm 16 - 26% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Các thị trường và nhóm thị trường chủ lực nhập khẩu cá tra Việt Nam gồm: Trung Quốc, Mỹ, EU, ASEAN, Trung Đông, Mexico, Brazil, Anh, Nga, các nước thuộc khối CPTPP (Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương).

Số doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu cá tra tăng liên tục trong những năm gần đây. Cụ thể: Năm 2020 có 320 DN; năm 2021 tăng lên 380 DN và năm 2022 số DN tham gia xuất khẩu lên tới 435.

Đáng chú ý, sản phẩm cá tra phile đông lạnh (mã HS 0304) vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng xuất khẩu cá tra trong thời gian qua. Trong 3 năm gần đây, tỷ trọng trung bình của cá tra phile đông lạnh chiếm 85 – 86% tổng giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam.

Tổng thư ký VASEP Trương Đình Hòe nhận định: Năm 2022, xuất khẩu cá tra Việt Nam đã bứt phá mạnh mẽ với kỷ lục 2,4 tỷ USD. Nhờ vào yếu tố sản xuất chế biến hồi phục, nhu cầu trên các thị trường đều tăng mà giá xuất khẩu cá tra sang các thị trường tăng từ 20 – 55%, nhất là tại thị trường Mỹ. Mặt khác, xung đột Nga – Ukraine khiến nguồn cung cá thịt trắng tại nhiều thị trường sụt giảm, tạo cơ hội cho cá tra Việt Nam tăng thị phần.

Doanh nghiệp phải bán sản phẩm với giá rẻ để xoay vòng vốn

Dự báo về tình hình xuất khẩu, VASEP cho rằng dù ít nhiều bị tác động đến nhu cầu tiêu thụ và thực phẩm, nhưng năm 2023 tiêu thụ cá tra vào các thị trường sẽ vẫn ổn định. Tuy nhiên, trái với dự báo của VASEP, xuất khẩu cá tra trong 4 tháng đầu năm 2023 chỉ đạt gần 600 triệu USD, giảm 46% so với cùng kỳ năm 2022.

Cộng đồng DN mong muốn Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành kịp thời tháo gỡ những khó khăn cho DN. Đặc biệt là những biện pháp hỗ trợ sớm nhất như giảm giá thuê đất, giá điện... để DN cá tra không lâm vào cảnh kiệt quệ, phá sản.

Tổng thư ký VASEP Trương Đình Hòe

Nhìn nhận về thị trường Trung Quốc, đối tác nhập khẩu cá tra lớn của Viêt Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty Thủy sản Cửu Long An Giang Trần Thị Vân Loan chia sẻ: Trung Quốc rất khó tính, họ yêu cầu sản phẩm cá tra phải đạt chất lượng rất cao và ổn định.

Do đó, đối với Trung Quốc, việc xây dựng chiến lược riêng cho xuất khẩu cá tra là cần thiết, đặc biệt là phải kiểm soát chất lượng xuất khẩu đồng nhất và luôn giữ hình ảnh con cá tra Việt Nam. Thị trường 1,4 tỷ dân này vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển và nhiều cơ hội để các DN có thể mở rộng thị trường, tăng kim ngạch cũng như giá trị xuất khẩu cá tra.

Với thị trường Mỹ, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Hùng Vương (Tiền Giang) Dương Ngọc Minh cho biết: Mặc dù luôn nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu cá tra Việt Nam, nhưng hiện nay xuất khẩu sang Mỹ vẫn vướng vụ kiện chống bán phá giá cho cá tra. Đó cũng là nguyên do chỉ một số rất ít DN được xuất khẩu vào thị trường Mỹ, là một điều bất lợi cho cá tra Việt Nam.

Còn tại thị trường EU, từng là thị trường nhập khẩu cá tra lớn nhất Việt Nam, chiếm 40% kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng cá tra. Tuy nhiên, vì nhiều lý do cạnh tranh không lành mạnh, hiện nay, xuất khẩu sang thị trường này chỉ chiếm trên 8% giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam.

Chia sẻ về những khó khăn nội tại của xuất khẩu cá tra, Tổng thư ký VASEP Trương Đình Hòe cho biết: Cá tra cũng giống ngành khác phải chịu chi phí đầu vào tăng cao. Trong khi đó, đa phần DN chế biến cá tra vẫn trong cảnh thiếu vốn, phải bán sản phẩm với giá rẻ để xoay vòng vốn khiến DN càng thêm chật vật.

Vì vậy, VASEP đề nghị các bộ, ngành, Chính phủ quan tâm đặc biệt để tháo gỡ, khơi thông nguồn vốn ưu tiên cho sản xuất và giảm lãi suất vay để hỗ trợ DN.

Năm 2020, mặc dù phải gánh chịu thời tiết bất thường, thiên tai, dịch bệnh (dịch tả lợn châu Phi trên cả nước, dịch Covid-19…), nhưng nhờ đẩy mạnh áp dụng khoa học – kỹ thuật, tái cơ cấu sản xuất, ngăn ngừa kiểm soát dịch bệnh nên ngành Nông nghiệp vẫn vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện tốt “mục tiêu kép” là vừa phát triển ngành, vừa phòng, chống hiệu quả dịch bệnh. Với nhiều lợi thế về tài nguyên tự nhiên, kinh nghiệm và sự phát triển của khoa học công nghệ, Nông nghiệp Việt Nam đang có nhiều tiềm năng hơn để phát triển, trở thành ngành trọng điểm trong phát triển kinh tế đất nước. Đặc biệt, khi làn sóng dịch thứ tư bùng phát ở Bắc Giang, Bắc Ninh, đặc biệt Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, Bộ Công Thương đã cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bàn kế hoạch hợp tác trong sản xuất, cung ứng hàng hóa. Cùng Innovative Hub tìm hiểu về TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2021