Căn cứ vào các hướng dẫn và qui định của các cơ quan hải quan về chính sách và thủ tục hải quan đối với hàng thủy sản đông lạnh xuất khẩu, chúng tôi xin tóm tắt và trích dẫn để quý doanh nghiệp, cá nhân tham khảo.

Hồ sơ hải quan thực phẩm đông lạnh nhập khẩu bao gồm gì?

–   Tờ khai hải quan: 1 bản in từ phần mềm

–   Hóa đơn thương mại: 1 bản chụp

–   Giấy phép đăng ký Kiểm dịch đã được duyệt

–   Các tài liệu khác: Hóa đơn vận chuyển (với hàng ExW, FOB), Certificate of Health...

Hàng đông lạnh là gì phải thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng đông lạnh

Trong bài viết thủ tục xuất khẩu hàng đông lạnh, hàng hóa đông lạnh được nhắc đến ở đây là Thực phẩm đông lạnh. Chúng bao gồm:

- Thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ

- Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thủy sinh không xương sống khác

- Sản phẩm gốc động vật, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác

- Ruột, bong bóng và dạ dày động vật (trừ cá), nguyên dạng và các mảnh của chúng, tươi, ướp lạnh, đông lạnh, muối, ngâm nước muối, làm khô hoặc hun khói.

KIỂM TRA HÀNG HÓA CÓ THUỘC DANH MỤC CẤM XUẤT KHẨU, CITES, XUẤT KHẨU CÓ ĐIỀU KIỆN:

Chúng ta cần kiểm tra xem sản phẩm thủy sản muốn xuất đi có nằm trong danh mục cấm xuất khẩu được quy định tại Phụ lục 1 của thông tư số 04/2015/TT-BTC ngày 12/2/2015 của bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn hay không.

Chúng ta cần kiểm tra xem sản phẩm thủy sản có nằm trong danh mục của CITES quản lý hay không, nếu có thì cần thực hiện thủ tục Hải quan theo quy định của CITES Việt Nam.

Chúng ta cần kiểm tra xem sản phẩm thủy sản có nằm trong danh mục xuất khẩu có điều kiện được quy định tại Phụ lục 2 của thông tư trên không. Nếu có thì doanh nghiệp xuất khẩu cần thỏa mãn các điều kiện đó để có thể xuất khẩu được lô hàng đi.

Sau đó chúng ta cần xác định mã HS code cho sản phẩm thủy sản đông lạnh. Đây là việc bắt buộc để cho cơ quan Hải quan xác định và phân loại hàng để áp mức thuế suất theo quy định hiện hành. Về cơ bản thì thủy sản đông lạnh thuộc chương 3 - Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thủy sinh không xương sống trong bộ HS code.

Dưới đây là mã HS code cho một số loại thủy sản đông lạnh:

Nhóm 0303 - Cá, đông lạnh, trừ phi-lê cá (fillets) và các loại thịt cá khác thuộc nhóm 03.04.

Nhóm 0304 - Phi-lê cá và các loại thịt cá khác (đã hoặc chưa xay, nghiền, băm), tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh.

Nhóm 0306 - Động vật giáp xác, đã hoặc chưa bóc mai, vỏ, sống, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh,...

Nhóm 0307 - Động vật thân mềm, đã hoặc chưa bóc mai, vỏ, sống, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh,...

Nhóm 0308 - Động vật thủy sinh không xương sống trừ động vật giáp xác và động vật thân mềm, sống, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh,...

LÀM KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT CHO LÔ HÀNG:

Các lô hàng liên quan đến động vật đều có yêu cầu bắt buộc là phải có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật được cấp bởi cục thú y. Bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch động vật bao gồm các giấy tờ sau:

Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký kiểm dịch động vật cho cơ quan Thú y vùng hoặc chi cục Kiểm dịch động vật vùng trực thuộc Cục Thú y hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh được Cục Thú y ủy quyền. Hình thực tốt nhất và nhanh chóng nhất là trực tiếp. Các cán bộ thuộc cơ quan kể trên sẽ tiếp nhận và tiến hành kiểm tra số lượng, chủng loại và lấy mẫu xét nghiệm.

Hồ sơ tại hải quan trong thủ tục xuất khẩu hàng đông lạnh

Người nộp hồ sơ làm thủ tục xuất khẩu hàng đông lạnh chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm:

- Tờ khai hải quan hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan;

Tùy từng trường hợp, người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra hoặc miễn kiểm tra chuyên ngành, các chứng từ liên quan đến hàng hóa theo quy định của pháp luật có liên quan.

+ Chứng từ thuộc hồ sơ hải quan là chứng từ giấy hoặc chứng từ điện tử. Chứng từ điện tử phải bảo đảm tính toàn vẹn và khuôn dạng theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

+ Hồ sơ hải quan được nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan tại trụ sở cơ quan hải quan.

Lưu ý: Trường hợp áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua hệ thống thông tin tích hợp.

Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mẫu tờ khai hải quan, việc sử dụng tờ khai hải quan và chứng từ thay thế tờ khai hải quan, các trường hợp phải nộp, xuất trình chứng từ có liên quan quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Hải quan năm 2014.

Để thủ tục xuất khẩu hàng đông lạnh được thực hiện một cách nhanh chóng và thuận lợi, bạn nên kiểm tra lỹ lưỡng hồ sơ trước khi thực hiện thủ tục hải quan.

Thủ tục hải quan khi thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng đông lạnh

Khi làm thủ tục hải quan trong thủ tục xuất khẩu hàng đông lạnh, người khai hải quan có trách nhiệm:

+ Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp hoặc xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 24 của Luật Hải quan năm 2014;

+ Đưa hàng hóa, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định để kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;

+ Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Thủ tục kiểm dịch khi thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng đông lạnh

Khi xuất khẩu thực phẩm đông lạnh một số mặt hàng sẽ phải tiến hành kiểm dịch hàng hóa theo quy định của Nhà nước.

Căn cứ vào Điều 23 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm việc kiểm tra những thực phẩm xuất khẩu được giao cho các Bộ thực hiện đối với từng sản phẩm cụ thể.

Như vậy khi thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng đông lạnh tùy vào mặt hàng cụ thể sẽ được thực hiện thủ tục kiểm dịch.

Quy định về xuất khẩu hàng đông lạnh trong thủ tục xuất khẩu hàng đông lạnh

Để hiểu rõ về quy định, thủ tục xuất khẩu hàng đông lạnh bạn đọc có thể tìm hiểu tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.

Căn cứ vào phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này, thực phẩm đông lạnh không thuộc danh mục các mặt hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu mới được xuất khẩu ra nước ngoài.

Như vậy, khi xuất khẩu thực phẩm đông lạnh thì không phải xin giấy phép xuất khẩu hàng đông lạnh mà chỉ phải thực hiện thủ tục hải quan và kiểm dịch tại hải quan theo quy định.

Quy trình thủ tục xuất khẩu thực phẩm đông lạnh ra sao?

Bước 1: Kiểm tra đơn vị đối tác

Bước 2: Xin giấy phép kiểm dịch

Bước 3: Lấy mẫu kiểm dịch và đăng ký làm hồ sơ kiểm dịch động vật

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên, ACC đã giúp các bạn hiểu rõ hơn thủ tục xuất khẩu hàng đông lạnh. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào quý khách có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn.

THỦ TỤC HẢI QUAN CHO LÔ HÀNG THỦY SẢN ĐÔNG LẠNH

Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ để khai báo Hải quan cho lô hàng thủy sản đông lạnh bao gồm:

Hàng đông lạnh bao gồm những thực phẩm nào?

- Thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ

- Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thủy sinh không xương sống khác

- Sản phẩm gốc động vật, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác

- Ruột, bong bóng và dạ dày động vật (trừ cá), nguyên dạng và các mảnh của chúng, tươi, ướp lạnh, đông lạnh, muối, ngâm nước muối, làm khô hoặc hun khói.