Nhìn theo con gái, Hồng Loan - cô con gái út của NSƯT Bảo Quốc khẽ nói: “Lúc mang thai, tôi vẫn còn bối rối khi hình dung “viễn cảnh” làm mẹ, chăm sóc con… Đó cũng là lý do tôi cứ lần lữa việc có con suốt gần bốn năm sau khi kết hôn. Cho đến khi sinh con, nghe tiếng khóc của con, được ôm con vào lòng, tôi mới hiểu cảm giác hạnh phúc khó tả của người phụ nữ khi được làm mẹ. Cuộc sống gia đình đã làm tôi thay đổi hoàn toàn”.

Tính tự lập của trẻ em Nhật Bản được hình thành như thế nào?

Một phần là do văn hóa của nước Nhật; ngay từ bậc tiểu học, học sinh đã được rèn thói quen làm việc nhóm, hỗ trợ và phục vụ lẫn nhau. Điển hình là bữa ăn trưa ở trường học; một nhóm học sinh được chọn để phục vụ bữa ăn cho các bạn từ khâu lấy đồ ăn từ nhà bếp đến múc vào từng phần dọn ra bàn cho các bạn và cuối cùng là dọn dẹp sau khi đã kết thúc; đặc biệt, chúng không được để lại thức ăn thừa trong khay.

Các bé được giáo dục rằng được chọn làm người tổ chức bữa ăn cho bạn bè là một niềm vinh dự và đáng tự hào vì đó là cơ hội để chứng tỏ bản thân là người có trách nhiệm và đáng tin cậy. Điều đó làm trẻ em Nhật trưởng thành,tự lập hơn và quan trọng, chúng học được tính đoàn kết và tương trợ lẫn nhau trong một tập thể.

Mặt khác, nước Nhật có tỉ lệ tội phạm vào loại thấp nhất thế giới, đây cũng chính là điểm mấu chốt khiến phụ huynh cảm thấy yên tâm hơn khi cho con đi ra ngoài một mình. Giao thông ở đây cũng thuận tiện và an toàn do hơn một nửa số cuộc hành trình của người Nhật là sử dụng phương tiện công cộng như tàu điện, xe buýt, 1/4 là hành trình đi bộ. Số phương tiện giao thông cá nhân ở đây khá ít, cộng thêm với ý thức trách nhiệm của người dân nên chuyện tai nạn là rất hiếm gặp. Cha mẹ các bé gái cũng an tâm hơn bởi chính phủ Nhật đã và đang thí điểm các tuyến tàu điện chỉ dành riêng cho nữ giới nhằm chống lại nạn yêu râu xanh quấy rối ở nơi công cộng.

Bằng cách cho con cái sự tự do và tự lập, cha mẹ người Nhật không chỉ đặt niềm tin vào con trẻ mà còn là cả một cộng đồng, xã hội Nhật Bản. Không ít các nước có trẻ em tự lập khi còn bé,

“Những gì mà phương Tây dạy trẻ em, đó là sự tự túc và tự mình giải quyết không phải nhờ cậy bất cứ ai”

“Ở Nhật, người ta dạy con nên tin vào xã hội, tin vào đồng loại và biết cách che chở yêu thương nhau”

kỹ năng rèn tính tự lập cho trẻ theo cách của người Nhật

Dưới đây là 7 kỹ năng rèn luyện tính tự lập cho trẻ theo cách cảu người Nhật Bản để bạn tham khảo:

1. Đưa ra bài học bổ ích từ các câu chuyện

Thay vì việc chỉ kể chuyện một cách thông thường cho con trẻ mỗi khi đi ngủ, người Nhật thường giải thích và đưa ra các bài học đơn giản, dễ hiểu cho bé để từ đó xây dựng tính cách tự lập, phân biệt cho trẻ những điều nên và không nên.

2. Giáo dục cho con cái qua tình cảm gia đình

Người Nhật rất chú trọng vào truyền thống và tình cảm gia đình. Trong gia đình mọi người sẽ thường xuyên giúp đỡ nhau để con cái có thể học tập. Người Nhật cũng thường xuyên tổ chức các buổi picnic gia đình để gắn kết tình cảm của các thành viên và cũng là cơ hội để trẻ em có thể giúp đỡ các công việc nhỏ cho bố mẹ.

3. Dạy cho trẻ em thái độ sống tích cực

Người Nhật luôn quan niệm không có gì có thể giết chết sự lo lắng bằng thái độ sống tích cực và tự cân bằng. Họ không tạo áp lực quá lớn cũng như không cấm đoán con trẻ quá nhiều mà để trẻ tự cân bằng.

4. Dạy trẻ cách tự trình bày bữa ăn

Tính tự lập của trẻ em Nhật Bản được hình thành từ những điều đơn giản như tự trình bày, tự chuẩn bị đồ ăn. Thay vì việc bố mẹ sẽ làm hết, trẻ em Nhật Bản sẽ được bố mẹ hướng dẫn tự chuẩn bị. Trẻ sẽ rất vui khi tự thưởng thức thành quả của mình.

5. Dạy trẻ cách biết nghĩ cho người khác

Trẻ em Nhật Bản từ bé đã được bố mẹ dạy cách biết nghĩ cho người khác, đó chính là lý do mà bạn có thể dễ dàng thấy hình ảnh các em bé xếp hàng kể cả khi chuông báo động vang lên hay trong các viện bảo tàng, thư viện đều rất ngoan và trật tự.

6. Cách thể hiện tình cảm được thể hiện qua hành động

Từ nhỏ, trẻ em Nhật Bản đã được dạy cách thể hiện tình cảm thông qua hành động thực tế chứ không chỉ ở những cái ôm, hôn thông thường. Các bé sẽ trực tiếp phụ giúp bố mẹ những công việc nhỏ trong gia đình để thể hiện tình cảm.

7. Không khoe khoang về con cái

Khác với nhiều cha mẹ Việt Nam, người Nhật thường không khoe thành tích của con cái, điều này sẽ giảm bớt sự so sánh và áp lực cho con trẻ. Nói như vậy không có nghĩa là sẽ không có áp lực vì các kỳ tuyển sinh tại Nhật rất khắc nghiệt, nhưng trẻ sẽ học được cách tự đặt ra mục tiêu của cá nhân chứ không phải so sánh với ai. Thêm vào đó, điều này còn giúp cho trẻ em Nhật Bản rất ít khi mắc tính tự phụ và luôn có thái độ sống tích cực.

Trên đây là đôi nét về tính tự lập của trẻ em Nhật Bản cũng như 7 kỹ năng giúp người Nhật có thể dạy con độc lập ngay từ nhỏ. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích đối với bạn!