Thông tin sản phẩm đang được cập nhật

Công Ty Cổ Phần Tiếp Vận Quốc Tế Rồng Xanh

222/8B Bùi Đình Túy, Phường 12, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

“Giáo dục như ánh thái dương phản chiếu cả đến những gian nhà cỏ thấp bé, mái tranh của con nhà nghèo”. (Pestalogi)

Tôi tự truy vấn mình câu hỏi: “Ánh thái dương có bao giờ vụt tắt không?”. Và ngay lập tức tôi nhận được câu trả lời vang vọng từ chính tận sâu đáy lòng mình: “Khi con người còn tồn tại, thì ánh thái dương vĩ đại ấy dường như bất tử”. Vậy những con người đem ánh thái dương len lỏi đến tận những gian nhà cỏ thấp bé hay những mái tranh của con nhà nghèo có bất tử hay không? Câu trả lời là: “Vượt qua những khắc nghiệt về vòng luân hồi của tạo hoá, tâm hồn và sứ mệnh cao cả của họ vẫn tồn tại mãi mãi với thời gian”. Và không ai khác, họ chính là những người thầy, những con người mà sứ mệnh của họ là giúp mỗi chúng ta phát hiện ra những điều còn tiềm ẩn bên trong bản thân mình. Cũng chính những người thầy ấy đã bao năm tháng chèo lái con đò, đưa biết bao thế hệ con người đến được với bến bờ của tương lai và khám phá những bí ẩn diệu kỳ của cuộc sống.

Chính vì vậy, bài học làm người mà mỗi chúng ta vẫn luôn nhớ ghi là: “Công Cha – Nghĩa Mẹ – Ơn Thầy”. Bởi lẽ, khi cha mẹ cho ta sự sống và tình yêu thương, thì người thầy đem đến cho ta những kĩ năng hoàn thiện bản thân thật quý giá. Nếu thiếu đi bất kỳ điều gì, thì có lẽ cuộc sống của ta sẽ chẳng bao giờ hạnh phúc, ý nghĩa một cách trọn vẹn được. Những bài học của người thầy cho ta biết thật nhiều tri thức mới mẻ, cho ta biết làm thế nào để nắm bắt cơ hội và đạt được thành công, và quan trọng hơn cả là chúng có sức mạnh khơi dậy tâm hồn ta thật phi thường.

Dường như sự giáo dục của người thầy là nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người hôm nay và mãi mai sau. Họ mang trên mình trách nhiệm lớn lao là đào tạo, bồi dưỡng nên nhiều thế hệ, mà trước tiên là đủ phẩm chất và sau đó là đủ năng lực; để góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp và tiến bộ theo sự phát triển của nền văn minh nhân loại. “Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học”. Với tôi câu nói của Comenski có một sức thuyết phục thật mạnh mẽ. Cõ lẽ điều ông muốn chuyển tải đến tất cả mọi người là xã hội này có vô vàn nghề nghiệp. Nghề nào cũng cao quý như nhau vì mỗi nghề có một sứ mệnh riêng của mình. Nhưng dường như không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học, cũng như không có ai cao quý hơn những người thầy.

Người thầy khi xưa truyền giảng đạo lí, cái chữ mong có ngày được nhìn thấy học trò mình áo gấm vinh qui về làng, để rồi trở thành những viên quan có tâm, có tài phụng sự triều đình, đất nước. Những cái tên “Chu Văn An”, “Nguyễn Bỉnh Khiêm”, “Cao Bá Quát”, “Bà Huyện Thanh Quan”, “Đoàn Thị Điểm”, “Nguyễn Đình Chiểu”, “Phan Bội Châu”…là những người thầy nổi tiếng trong lịch sử dân tộc ta mà đến tận bây giờ công lao của họ vẫn khắc sâu trong lòng mỗi con người Việt Nam. Có những người học trò trưởng thành từ sự dạy dỗ của họ đã trở thành những bậc anh tài lưu danh muôn đời trong sử sách và là tấm gương sáng về tinh thần học tập cho những thế hệ sau.

Và những người thầy hôm nay, không chỉ giỏi về nghiệp vụ chuyên môn mà còn có tấm lòng và đạo đức nhà giáo thật đáng khâm phục. Có những người thầy trẻ tuổi đã không ngần ngại hi sinh quãng đời đẹp đẽ của mình để đến dạy học cho đồng bào vùng sâu, vùng xa; với ước nguyện mang ánh sáng tri thức để thắp lên niềm hi vọng về một tương lai tươi sáng. Những người thầy khác thì lại hết lòng giúp đỡ, dạy học miễn phí cho những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa và phải ở trong những trại trẻ mồ côi hay mái ấm tình hồng, thông qua các lớp học bổ túc. Việc làm cao đẹp ấy của họ đã đem lại niềm tin và sự lạc quan, giúp các em vượt lên số phận để trở thành những con người có ích cho xã hội. Và còn vô vàn những người thầy ngày ngày vẫn âm thầm dạy dỗ, chỉ bảo học trò mình lĩnh hội kiến thức tốt nhất, để làm giàu vốn hiểu biết và vận dụng được vào thực tế đời sống. Không dừng lại ở đó, mỗi người thầy khi đứng trên bục giảng hẳn sẽ mong mỏi những học trò của mình rèn luyện và phát huy được những phẩm chất tốt đẹp vốn có của con người Việt Nam. Ấy mới chính là điều đáng để mỗi chúng ta trân trọng nhất!

Ta có thể kể đến những cái tên vĩ đại đào tạo nên những nhân tài có nhân cách đạo đức lớn, đóng góp đáng kể cho sự nghiệp giáo dục nước nhà như: Giáo sư Dương Quảng Hàm- Nhà sư phạm mẫu mực; Ông giáo Hoài- Người vẽ cờ khởi nghĩa và lá cờ tổ quốc hôm nay; Đặng Thai Mai- Người thầy 60 năm đứng trên bục giảng- Bậc đại thụ văn Lâm- Nhà nhân văn chủ nghĩa; Nhà giáo, Đại tướng Võ Nguyên Giáp…hay thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký từ một người học trò tật nguyền đã vượt khó để học tập giỏi và sau này trở thành một nhà giáo tâm huyết, gắn bó với bục giảng suốt hơn 35 năm. Họ cùng với tất cả những người thầy “vô danh” khác đều có chung ước vọng mở ra một tương lai tươi sáng và bước phát triển mới cho quê hương mình thông qua trọng trách thật cao cả là giáo dục và đào tạo con người. Họ xứng đáng là những người anh hùng thầm lặng, và là những tấm gương soi sáng muôn đời để mỗi chúng ta khắc ghi và học tập.

“Mục tiêu của giáo dục không phải là dạy cách kiếm sống hay cung cấp công cụ để đạt được sự giàu có, mà đó phải là con đường dẫn lối tâm hồn con người vươn đến cái Chân và thực hành cái Thiện”. (Vijaya Lakshmi Pandit)

Tôi không khỏi bồi hồi xúc động khi nghe những lời hát: “Khi tóc thầy bạc tóc em vẫn còn xanh. Khi tóc thầy bạc trắng chúng em đã khôn lớn rồi…”. Người thầy dạy cho bạn, cho tôi bao điều hay, nhưng chưa bao giờ thầy kể câu chuyện về những hạt bụi phấn, về những nếp nhăn, về những lúc nỗi buồn dày xéo tâm hồn vô hạn khi thấy học trò mình phạm lỗi hay không chịu cố gắng học hành. Đó là bởi đức hi sinh cao cả của người thầy. Thầy không muốn trò mình phải suy nghĩ nhiều mà quên đi nhiệm vụ trước mắt. Trái tim người thầy bao la rộng mở, sẵn sàng bỏ qua hết thảy lỗi lầm của học trò để hướng đến những điều lớn lao hơn. Những học trò cuối cấp như tôi và bạn, thời gian được ngồi trên ghế trường trung học, được gắn bó với thầy cô bạn bè như gia đình thân thiết đâu còn nhiều nữa, mà sao vẫn cứ để những người thầy đôi khi phải đau lòng mà không chịu phấn đấu? Nếu trân trọng những điều mà người thầy đem lại cho mỗi chúng ta, thì tôi và bạn, chúng ta hãy cố gắng hết sức mình, bởi: “Dẫu đếm hết sao trời đêm nay, Dẫu đếm hết lá mùa thu rơi, Nhưng ngàn năm, Làm sao em đếm hết công ơn người thầy…”

Ca khúc “Người thầy” với những ca từ đầy ý nghĩa như một câu chuyện kể mà hồi kết là một câu hỏi để mỗi chúng ta tự trải nghiệm với lòng mình. Rằng những gì ta đang làm đã xứng đáng với công ơn mênh mông trời biển của người thầy hay chưa? Không cần ai cho ta câu trả lời, khi tự hỏi lòng mình như thế, tức khắc ta đã có câu trả lời cho riêng mình rồi!

Sau này ta trưởng thành, đường đời thênh thang rộng mở, ta bước từng bước vững chãi, và để lại một dòng sông, một con đò phía sau lưng. Ta có thể quên chúng, nhưng nhất định ta không thể quên…người chèo đò năm xưa đã chở ta đến bến bờ ước mơ!

“Một con đò sang ngang, Ôi lòng thầy mênh mang…”

Và hôm nay, tôi và chúng ta cùng tri ân những người thầy như thế!

Mua sắm thông qua ứng dụng của chúng tôi để được:

Bánh Đậu Xanh Rồng Vàng Hoàng Gia Hương Trái Cây được chế biến bằng nguyên liệu chọn lọc kỹ như: đường kính trắng, bột đậu xanh, dầu thực vật, khoai môn, dừa xiêm... mang lại những chiếc bánh đậu xanh hảo hạng, thơm ngon. Được dùng làm quà biếu, quà tặng, lễ thờ.

Bánh được cắt thành từng khối vuông nhỏ, tan nhanh và thường được thưởng thức khi uống trà tàu hay chè xanh giúp tăng thêm vị ngon cho món bánh. Thành phần: Bột đậu xanh, khoai môn, dừa xiêm, đường tinh luyện, dầu thực vật,….

Bánh xuất xứ Việt Nam, đạt chứng nhận: ISO 22000, được sản xuất theo công nghệ tiên tiến và quy trình khép kín, đảm bảo chất lượng sản phẩm và an toàn cho sức khỏe. Sản phẩm được đóng hộp đẹp mắt, thích hợp là món quà biếu tặng ý nghĩa dành cho người thân, bạn bè vào các dịp lễ Tết đặc biệt.

Hướng dẫn sử dụng: Dùng trực tiếp. Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Hạn sử dụng: 7 tháng kể từ ngày sản xuất. Nơi sản xuất: Hải Dương, Việt Nam.