Tài khoản của bạn đã bị khóa. Vui lòng liên hệ với Admin để được hỗ trợ

Những thị trường BĐS “nóng” nhất thế giới ra sao sau Covid?

Theo nghiên cứu của Knight Frank, giá trị trung bình của top 5% ngôi nhà đắt nhất tại một số thị trường bất động sản trọng điểm của thế giới ghi nhận xu hướng giảm trong 12 tháng qua. Trong đó, đáng chú ý nhất là London, New York và Dublin.

Báo cáo của Knight Frank cho biết: “Tỷ lệ các thành phố ghi nhận giá nhà hạng sang sụt giảm trong quý 3/2020 là 38%, tăng so với mức 23% trong quý 4/2019.”

Trong tháng 10 vừa qua, Singapore ghi nhận giá nhà hạng sang giảm 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là mức giảm sâu nhất trong số các thị trường được theo dõi. Ông Leonard Tay, Trưởng bộ phận Nghiên cứu tại Knight Frank Singapore, giải thích nguyên nhân của sự sụt giảm này phần lớn là do các quy định hạn chế đi lại để phòng dịch khiến số người nước ngoài mua nhà ở Singapore ít hơn so với trước.

Tại một số thành phố khác, Dubai vừa nới lỏng một số điều luật của mình với hy vọng nhóm chuyên gia nước ngoài sẽ ở lại trong bối cảnh giá nhà hạng sang ở tiểu vương quốc này đã giảm 3,7%. Còn ở HongKong, tình trạng tương tự cùng những thay đổi, điều chỉnh về luật, tương lai chính trị khó lường cũng khiến người nước ngoài rời khỏi đặc khu này, kéo theo giá nhà sụt giảm 5,4%.

Mỹ hiện nắm hơn 8.100 tấn vàng, gần bằng 3 quốc gia xếp sau là Đức, Italy và Pháp cộng lại, theo số liệu của Hiệp hội Vàng Thế giới.

Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho biết vàng là thành phần quan trọng trong khối dự trữ của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu, nhờ tính an toàn, thanh khoản cao và có thể sinh lời. Đây là ba mục tiêu đầu tư cơ bản của các ngân hàng trung ương. Vì vậy, các cơ quan này cũng là nhóm nắm giữ vàng lớn của thế giới, chiếm 20% số vàng được khai thác trên toàn cầu đến nay.

Sử dụng dữ liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), WGC gần đây công bố danh sách các nước có dự trữ vàng lớn nhất thế giới, tính đến quý III năm nay.

Lượng vàng dự trữ của Mỹ gần bằng 3 quốc gia đứng sau cộng lại. Số vàng này hiện có giá trị hơn 500 tỷ USD, chủ yếu được cất tại kho vàng Fort Knox và các hầm vàng ở Fed New York.

Giai đoạn 2012 - 2017, Đức đã cho hồi hương lượng vàng dự trữ khổng lồ, khoảng gần 700 tấn, từ Paris và New York về Frankfurt. Hoạt động khai thác vàng tại Đức không sôi động. Số vàng trong kho của họ phần lớn do nhập khẩu hoặc tái chế trong nước.

Số vàng này hiện cất giữ trong các hầm tại Rome, Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ, Cục Dự trữ liên bang Mỹ và Ngân hàng trung ương Anh. Dù có nhiều thời điểm gặp khó khăn tài chính, chính phủ Italy chưa có ý định bán vàng dự trữ.

Phần lớn số vàng này được Pháp mua trong thập niên 50 và 60. Chúng được giữ trong các hầm vàng của Ngân hàng Trung ương Pháp. Số vàng dự trữ của nước này gần như không thay đổi trong vài năm qua.

Năm 2022, Nga là nước sản xuất vàng lớn thứ ba thế giới, với khoảng 300 tấn một năm, sau Trung Quốc và Australia. Ngân hàng Trung ương Nga gần đây tăng cường tích trữ vàng, để đa dạng hóa tài sản, tránh phụ thuộc vào đôla Mỹ.

Trung Quốc là người chơi lớn trên thị trường vàng, cả về sản xuất, tiêu thụ và dự trữ. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) gần đây tăng dự trữ vàng để phòng trừ lạm phát. Hiệp hội Vàng Trung Quốc cho biết nhu cầu tiêu thụ vàng tại nước này hiện cũng lớn nhất thế giới, với 835 tấn trong 3 quý đầu năm nay, nhờ tầng lớp trung lưu tăng.

Thụy Sĩ - trung tâm tài chính của thế giới - hiện dự trữ số vàng giá trị khoảng 66,1 tỷ USD. Số vàng này được quản lý bởi Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ và đóng vai trò là trụ cột tài chính cho quốc gia này. Hoạt động khai thác vàng tại Thụy Sĩ khá hạn chế. Vì thế, số vàng họ sở hữu chủ yếu nhờ nhập khẩu. Năm 2022, họ là nước nhập khẩu vàng lớn nhất thế giới.

Dự trữ vàng của Nhật Bản do Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) quản lý, hiện có giá trị 52 tỷ USD. Quốc gia này có mỏ vàng Hishikari nổi tiếng với chất lượng cao. Tuy nhiên, do trữ lượng trong nước hạn chế, Nhật Bản chủ yếu nhập khẩu vàng.

Năm 2022, Ấn Độ là nước tiêu thụ vàng lớn nhì thế giới. Phần lớn số vàng họ cần đều phải nhập khẩu. Các lễ hội và mùa cưới nước này luôn là thời điểm kinh doanh béo bở của các công ty vàng.

Năm 2014, Hà Lan cho hồi hương 20% vàng dự trữ từ các hầm của Cục Dự trữ liên bang Mỹ tại New York. Vài năm qua, dự trữ vàng của nước này không thay đổi.

Sự hình thành các châu lục trên thế giới

Do sự chuyển động của các mảng kiến tạo địa cầu trong quá trình phân chia từ siêu lục địa khủng lồ, kéo theo sự hình thành các dãy núi, núi lửa và khu vực động đất. Các chuyển động được mô tả với bước thời gian một triệu năm.

Các mảng lục địa thay đổi chuyển động về tốc độ và hướng qua các thời kỳ địa chất ngắn, khoảng một triệu năm. Điều đó có nghĩa rằng, nếu không theo dõi cặn kẽ, bạn có thể dễ dàng bỏ qua một phần quan trọng trong quá trình tổ chức lại tại một khu vực nào đó.

Vì thế, ngày nay chúng ta có 6 châu lục trên Trái đất được bao quanh bởi 5 đại dương. Là nhà của hơn 7,5 tỷ người và hơn 1,5 triệu loài khác nhau gồm: động vật, côn trùng và thực vật trải rộng trên 6 châu lục gồm: Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Đại Dương (hay còn gọi là Châu Úc), Châu Nam Cực & 5 Đại Dương gồm: Thái Bình Dương – Đại Tây Dương – Ấn Độ Dương – Bắc Băng Dương – Nam Đại Dương.

Bản đồ vị trí 6 châu lục và 5 Đại Dương trên thế giới

Top châu lục có thị trường bất động sản phát triển

Các nhà đầu tư châu Á đến từ Hàn Quốc, Hồng Kông, Nhật, Malaysia, Trung Quốc đang hoạt động cực kỳ sôi nổi tại thị trường bất động sản. Thị trường bất động sản châu Á tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm 2021.

Theo công ty tư vấn bất động sản toàn cầu JLL, các khoản đầu tư bất động sản tại châu Á dự kiến sẽ tăng 20% trong năm nay bất chấp những ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19.

Trong năm 2021, các nhà đầu tư nhiều khả năng sẽ tập trung vào các loại hình bất động sản logistics do sự hiệu quả trong hoạt động xuyên suốt năm 2020. Sự tăng trưởng trong các khoản đầu tư cho thị trường nhà ở và thị trường cho thuê cũng sẽ đạt mức cao vào năm 2021. Theo JLL, những thay đổi trong các chính sách hỗ trợ của chính phủ và lãi suất thấp ở nhiều thành phố trong lãnh thổ khu vực châu Á – Thái Bình Dương là những yếu tố góp phần không nhỏ cho sự phát triển của thị trường bất động sản.

Tại Việt Nam, thị trường bất động sản TP.HCM được đánh giá còn nhiều tiềm năng và biên độ tăng trưởng lớn hơn so với các đô thị đang bão hòa tại Đông Nam Á và châu Á. Do đó, bất động sản Việt Nam trở thành “thỏi nam châm” đầy hấp dẫn nhờ mức sinh lời cao vượt trội. Cụ thể là các dự án nhà ở và căn hộ cao cấp hạng sang tại TP.HCM thu hút sự quan tâm lớn nhất từ khách nước ngoài.

Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ 3 Châu Á về triển vọng đầu tư bất động sản 2021

Trong giai đoạn trước đại dịch COVID-19, thị trường bất động sản ở các khu vực khác của châu Âu cũng thu hút được sự quan tâm của nước ngoài, trong đó tập trung nhiều vào các quốc gia cung cấp các lựa chọn bất động sản và quyền công dân. Đầu năm 2020 đã thấy xu hướng cho đầu tư bất động sản nước ngoài trong khu vực tiếp tục, với gần 4.000 người mua ở nước ngoài mua nhà ở Thổ Nhĩ Kỳ chỉ trong tháng một. Ở Hy Lạp, nơi đầu tư cư trú có sẵn thông qua việc mua bất động sản có giá từ 250.000 EUR trở lên, nhu cầu cũng không kém phần quan trọng.

Dự kiến tổng mức đầu tư trong lĩnh vực bất động sản trên toàn cầu sẽ đạt 64,6 tỷ euro (tương đương 78,9 tỷ USD) trong năm 2021. Trong đó, châu Âu sẽ là nơi chiếm thị phần lớn trong cam kết của các nhà đầu tư tổ chức, theo INREV.

Châu Âu - một trong những thị trường bất động sản lớn nhất thế giới