Tờ Le Monde (Pháp) dẫn cáo buộc của Tòa án châu Âu cho biết, Bun-ga-ri đã không tuân thủ quy định về bảo đảm chất lượng không khí từ nhiều năm qua. Bầu không khí ở các thành phố lớn như Xô-phi-a, Plốp-đíp hay Vác-na đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân. Mặc dù EU đã cảnh báo nhiều lần, song Chính phủ Bun-ga-ri vẫn chưa có biện pháp cụ thể để giải quyết vấn đề này. “Hằng năm, ô nhiễm không khí đã khiến 400.000 người dân của EU chết sớm. Vì thế, việc Bun-ga-ri bị Tòa án châu Âu xét xử đã làm các tổ chức bảo vệ môi trường rất hài lòng”, bà Lu-i-dơ Đuy-prết (Louise Duprez), phụ trách về mảng ô nhiễm không khí của Cơ quan môi trường châu Âu, cho biết.
Cách giảm ô nhiễm không khí của nước Anh
Nồng độ bụi PM2.5 thuòng duy trì lâu trong phổi, chúng sẽ đi vào máu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. PM2.5 chủ yếu phát sinh từ hệ thống lò sưởi như bếp lò củi, công nghiệp và giao thông. Vì thế mà năm 2016 ở nước Anh đã có khoảng 412.000 ca tử vong do tiếp xúc với nồng độ PM2.5 quá lớn.
Ngoài ra còn có sự xuất hiện của khí NO2, chúng có nguồn gốc từ các động cơ xe diesel. Theo báo cáo, khoảng 10% trạm giám sát ở châu Âu đều vượt tiêu chuẩn an toàn. Hiện nay có 36/43 khu vực ở Anh có chất lượng không khí không đạt tiêu chuẩn cho phép.
Nước Anh đang nỗ lực giảm khí thải giao thông và đầu tư 3,5 tỷ bảng để làm sạch không khí. Họ xây dựng dự án “Chiến lược Không khí sạch” như thúc đẩy cải tiến nhiều giải pháp, tăng cường sức mạnh của nhiều địa phương để xử lý khí thải lò đốt nói riêng và loại bỏ hết lượng khí độc trong nguồn thải ô nhiễm nói chung.
Bên cạnh đó, nồng độ amoni cũng tăng do nền nông nghiệp của nước Anh phát triển mạnh mẽ. Lúc này, amoni kết hợp cùng các chất ô nhiễm khác sẽ gây hại cho sức khỏe con người, thực vật và động vật. Theo khảo sát nếu giảm ½ lượng khí amoni từ các trạng trại có thể cứu 3.000 người chết/năm.
Cách giảm ô nhiễm không khí của nước Mỹ
Mỹ đứng thứ 7 về số người chết và là quốc gia có số người chết do ô nhiễm lớn nhất (khoảng 197.000 người tử vong năm 2017). Mặc dù Mỹ được mệnh danh là “Tiêu chuẩn vàng” nhưng hiện nay họ mất đi tiêu chuẩn này nếu không có kế hoạch xử lý khí thải ô nhiễm.
Ở Mỹ chất độc không khí gây ra 55% ca tử vong. Một trong những chất gây ô nhiễm phổ biến nhất là bụi PM. Chúng là những hạt có kích thước vô cùng nhỏ có nguồn gốc từ hoạt động đốt nhiên liệu, nhà máy nhiệt điện và là nguyên nhân cho hầu hết các ca tử vong ở Mỹ.
Tại Mỹ, hàng trăm ngàn trẻ em tiếp xúc với kim loại chì trong các hệ thống sơn cũ khiến trẻ bị co giật và tử vong. Ngoài ra biến đổi khí hậu cũng có vai trò lớn khi tăng số lượng người tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm cao hơn mức bình thường.
Khi nhiệt độ thay đổi, chúng sẽ làm thay đổi cấu trúc hóa học của một số chất ô nhiễm như chì, thủy ngân. Và khi mưa lớn chúng sẽ mang theo nhiều chất độc hại, vùng nước thải nông nghiệp nếu các trang trại không có kế hoạch xử lý nước thải phù hợp.
Giải pháp khắc phục ô nhiễm không khí ở Pháp
Các nhà khoa học ở Pháp cho biết ô nhiễm không khí chỉ là tảng băng chìm diễn ra vài ngày, vài tuần mà tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Và câu chuyện về xử lý ô nhiễm không khí còn gặp nhiều khó khăn. Chính quyền các địa phương xác định nguyên nhân phát sinh từ hoạt động giao thông, lò sưởi. Mặc dù đã nỗ lực suốt gần 20 năm qua nhưng chất lượng không khí ở đây vẫn chưa được cải thiện.
Pháp đã triển khai hàng loạt biện pháp xử lý môi trường như giảm lưu lượng ô tô lưu thông, tăng cường kiểm soát và cắt giảm tối đa lượng khí thải độc hại từ các phương tiện có mức phát thải cao. Thông qua đó, chính quyền cần hỗ trợ tài chính, hỗ trợ để chuyển sang sử dụng dòng xe đạt chuẩn khí thải. Cơ quan chức năng cần giám sát mức độ phát thải của các phương tiện, lắp đặt trạm cảm biến và đánh thuế môi trường cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, Paris vẫn còn tồn đọng nhiều vấn đề như chưa loại bỏ các dòng xe chạy dầu diesel và thay thế bằng phương tiện ít ô nhiễm hơn. Nhiều vấn đề vẫn chưa được xử lý dứt điểm như người dân vẫn còn sử dụng lò sưởi mở và nhận thức của người dân về chất lượng không khí trong nhà vẫn chưa được thay đổi.