Ngành viễn thông đang không ngừng phát triển ở Việt Nam và trên toàn thế giới với những xu hướng mới, góp phần quản lý, điều hành đất nước, đảm bảo an ninh quốc phòng, đồng thời nâng cao đời sống, văn hóa và kinh tế của người dân.

Kỹ năng cần thiết cho kỹ sư viễn thông

Vì kỹ thuật viễn thông liên quan đến các nhiệm vụ kỹ thuật phức tạp và trách nhiệm công việc, điều quan trọng là các cá nhân phải thể hiện một số kỹ năng nhất định tại nơi làm việc. Một số kỹ năng cần thiết này bao gồm những điều sau đây

Kỹ năng Toán học: Khả năng toán học là rất quan trọng đối với các kỹ sư viễn thông. Toán học nâng cao như giải tích giúp các kỹ sư viễn thông phân tích tình huống, giải quyết vấn đề, khắc phục sự cố và thiết kế thiết bị.

Theo kịp xu hướng công nghệ: Khi công nghệ, máy tính và hệ thống truyền thông phát triển, các kỹ sư không chỉ phải bắt kịp với những thay đổi này mà còn phải chủ động dự đoán và dẫn dắt các xu hướng công nghệ mới nhất

Khả năng tổ chức, sắp xếp công việc tốt: các kỹ sư viễn thông cẩn thận thu thập, sắp xếp và ghi lại các thông tin phức tạp để cài đặt cơ sở hạ tầng và phần mềm viễn thông. Các kỹ sư phải luôn biết cách lưu giữ hồ sơ chính xác, rõ ràng giúp bảo trì, nâng cấp và khắc phục sự cố phần cứng và phần mềm.

Kỹ năng giao tiếp: là chìa khóa cho các kỹ sư viễn thông khi phải tương tác với kỹ thuật viên, khách hàng và đồng nghiệp. Các kỹ sư cần rèn luyện khả năng giao tiếp các vấn đề phức tạp bằng ngôn ngữ đơn giản, rõ ràng, đặc biệt là khi giao dịch với các bên liên quan có ít hoặc không có kinh nghiệm về kỹ thuật.

Kỹ năng công nghệ: không chỉ dừng lại ở khả năng chuyên môn về viễn thông, các kỹ sư cần phải có kiến thức nền tảng về hệ thống máy tính, các hệ điều hành, một chút về lập trình để điều hành công việc dễ hơn.

Cơ hội phát triển ngành viễn thông nước ta hiện nay

Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô toàn cầu gặp nhiều khó khăn, ngành Viễn thông - công nghệ thông tin Việt Nam vẫn có những điểm sáng trong năm 2022. Tuy nhiên, bước sang năm 2023, thị trường chứng kiến nhiều doanh nghiệp trong ngành chịu ảnh hưởng nặng nề từ rủi to suy thoái kinh tế thế giới và áp lực lạm phát.

Tuy nhiên, theo khảo sát của Vietnam Report tiến hành vào tháng 3-2023, ngành công nghệ thông tin - viễn thông vẫn đang dẫn đầu top 7 ngành được đánh giá có tiềm năng tăng trưởng tốt trong ít nhất 2 - 3 năm tới với tỉ lệ 63,6% số doanh nghiệp lựa chọn.

Với chiến lược “đi tắt đón đầu”, tận dụng và học hỏi từ những quốc gia lớn, nước ta cũng đang có những thay đổi tích cực, trở thành nơi có nhiều tiềm năng và phát triển trên hành trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, bao gồm cả ngành điện tử - viễn thông.

Việt Nam hiện đang là thành viên của nhiều tổ chức thương mại Thế giới, ký kết hàng loạt Hiệp định thương mại tự do. Điều này đã giúp mở rộng mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các quốc gia khác. Nhờ đó, các doanh nghiệp viễn thông đủ năng lực có thể xuất khẩu các sản phẩm, thiết bị công nghệ viễn thông của mình tới nhiều quốc gia với mức thuế tương đối thấp.

Tận dụng lợi thế đó, nhiều tập đoàn viễn thông lớn tại Việt Nam như Viettel, VNPT, Mobifone,... đã và đang đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu tới nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành điện tử viễn thông. Ngành viễn thông Việt Nam có nhiều lợi thế để thu hút nguồn vốn đầu tư như: Thị trường ổn định, nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng, nguồn nhân lực ngày càng được tập trung bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ và tay nghề.

Những thách thức đối với sự phát triển mạng lưới viễn thông hiện nay

Do ảnh hưởng và những diễn biến khó lường từ suy thoái kinh tế toàn cầu, khả năng, triển vọng tăng trưởng của ngành đã sụt giảm đáng kể.

Cũng theo khảo sát của Vietnam Report thực hiện vào tháng 5-6/2023, hầu hết doanh nghiệp và chuyên gia trong ngành đều đặt ít kỳ vọng vào sự tăng trưởng mạnh mẽ toàn ngành công nghệ thông tin - viễn thông. Trong đó, 71,4% nhận định sẽ duy trì đà tăng trưởng và 28,6% nhận định sẽ có sự suy giảm đà tăng trưởng trong 6 tháng cuối năm 2023.

Khảo sát chỉ ra 4 khó khăn, thách thức lớn nhất mà doanh nghiệp công nghệ viễn thông đã, đang và sẽ phải đối mặt. Cụ thể:

Ngành công nghệ, viễn thông có thể gặp khó khăn trong ngắn hạn. Đây là thách thức chung của toàn thị trường. Tuy nhiên, về trung và dài hạn, ngành vẫn được đánh giá là có triển vọng vô cùng khả quan.

Do đó, các doanh nghiệp cần giữ vững mục tiêu phát triển, linh hoạt thay đổi, đưa ra chiến lược hành động hiệu quả, toàn diện để ứng phó nhanh chóng với khó khăn, nhằm duy trì đà tăng trưởng trong bối cảnh hiện nay.

Với kinh nghiệm hơn 25 năm hình thành và phát triển, Công ty Cổ phần Công nghệ - Viễn thông Elcom đã và đang là đơn vị cung cấp giải pháp phần mềm và cung ứng thiết bị công nghệ - viễn thông uy tín, lâu đời cho các đối tác lớn: Viettel, Mobifone, Vinaphone, VNPT,...

Song song, Elcom cũng không ngừng nghiên cứu ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhất: IoT, AI, Big Data, Cloud,... và phát triển những sản phẩm Made by Elcom hiệu quả, có tính ứng dụng cao, đóng góp vào công cuộc chuyển đổi số trong ngành viễn thông Việt Nam.

https://doanhnghiephoinhap.vn/xu-the-phat-trien-nganh-vien-thong-va-nhung-dieu-kien-thuan-loi-tai-viet-nam.html

Ngành viễn thông là xương sống của một thế giới mà đang phụ thuộc vào các thiết bị di động, và các dữ liệu, đồ họa và video, các cuộc hội thoại trực tuyến được chuyển tải với theo rất nhiều cách với tốc độ ngày càng cao. Càng ngày truyền thông không dây và truyền thông vệ tinh đang thống trị hệ thống liên lạc của chúng ta, chính vì vậy mà các nhu cầu về kỹ sư viễn thông đang ngày càng tăng cao.

Chính sách hỗ trợ của nhà nước

Ngành điện tử viễn thông vẫn được coi là một trong những ngành nghề có nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Vì vậy, Chính phủ đã và đang có nhiều chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này.

Cụ thể, mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề nghị sửa đổi Luật Viễn thông với 6 nhóm chính sách lớn và xây dựng Luật Công nghiệp Công nghệ số. Điều này được kỳ vọng sẽ góp phần giải quyết các hạn chế, vướng mắc, bất cập, mở rộng không gian cho doanh nghiệp viễn thông phát triển, thúc đẩy hạ tầng viễn thông sớm trở thành hạ tầng của nền kinh tế số, xã hội số… trong thời đại mới.

Việc xây dựng bộ luật phù hợp với xu hướng và thực trạng phát triển hiện nay là sự hội tụ giữa lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT), viễn thông và truyền thông, hình thành nên ngành công nghiệp CNTT và truyền thông (công nghiệp ICT), đồng thời tạo ra các hoạt động sáng tạo, đổi mới tạo ra nhiều giá trị mới và thị trường mới.

Bên cạnh đó, xu thế phát triển ngành công nghiệp ICT còn kết hợp với công nghệ số mới của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư như AI, IoT, Big Data, Blockchain,... hình thành nên ngành công nghiệp, công nghệ số.

Ngoài ra, Chính phủ cũng thường xuyên tạo điều kiện cho các chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của ngành nghề này.

Có thể nói, ngành viễn thông nước ta hiện nay vẫn là một lĩnh vực có nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ bằng cách đa dạng các dịch vụ, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, đáp ứng nhu cầu người dùng và nhu cầu xây đất nước.

Cần học gì để trở thành kỹ sư viễn thông?

Thông thường, để trở thành Kỹ sư viễn thông sẽ theo các ngành liên quan đến điện tử, viễn thông hoặc Công nghệ thông tin.

Ngoài ra, kỹ sư viễn thông sẽ được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực kỹ thuật điện và máy tính. Để có mức lương tốt hơn và cơ hội thăng tiến rõ ràng hơn, đa số các Kỹ sư viễn thông sẽ cân nhắc theo đuổi sự nghiệp trong kỹ thuật điện, đặc biệt là trong kỹ thuật viễn thông, có thể muốn xem xét lấy bằng Thạc sĩ Khoa học trực tuyến về Kỹ thuật Điện.

Để bổ trợ kiến thức ngành, các kỹ sư viễn thông, ngoài việc trau dồi kinh nghiệm nơi làm việc, còn có thể dành thời gian để lấy các chứng chỉ chuyên nghiệp như: Dịch vụ Tư vấn Ngành Xây dựng (BICSI), Avaya, MCSE của Microsoft, CCNP hoặc CCIE của Cisco và JNCIE hoặc JNCIP của Juniper Networks