Ngành viễn thông đang không ngừng phát triển ở Việt Nam và trên toàn thế giới với những xu hướng mới, góp phần quản lý, điều hành đất nước, đảm bảo an ninh quốc phòng, đồng thời nâng cao đời sống, văn hóa và kinh tế của người dân.
Mức lương và tương lai của kỹ sư viễn thông
Tương tự như các ngành về công nghệ, kỹ thuật khác, thu nhập của kỹ sư viễn thông được xem như cao hơn trung bình của các ngành khác. Theo Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ (BLS), vào tháng 5 năm 2019, mức lương trung bình hàng năm cho các kỹ sư viễn thông trên khắp Hoa Kỳ là $98.600 USD
Mức lương này có thể thay đổi tùy theo kinh nghiệm, tổ chức, trình độ học vấn và vị trí địa lý của các kỹ sư viễn thông
Với “5G” và sự mở rộng của “internet vạn vật” (Internet of things) phía trước, kỹ thuật viễn thông sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Ngành này sẽ giúp mở rộng mạng diện rộng và tốc độ dữ liệu nhanh hơn bao giờ hết. Các kỹ sư viễn thông sẽ có nhiệm vụ quan trọng là đảm bảo rằng các hệ thống viễn thông, từ các thành phần nhỏ đến toàn bộ mạng, đang hoạt động hiệu quả nhất để có thể làm thế giới ngày càng “phẳng” hơn
Cần học gì để trở thành kỹ sư viễn thông?
Thông thường, để trở thành Kỹ sư viễn thông sẽ theo các ngành liên quan đến điện tử, viễn thông hoặc Công nghệ thông tin.
Ngoài ra, kỹ sư viễn thông sẽ được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực kỹ thuật điện và máy tính. Để có mức lương tốt hơn và cơ hội thăng tiến rõ ràng hơn, đa số các Kỹ sư viễn thông sẽ cân nhắc theo đuổi sự nghiệp trong kỹ thuật điện, đặc biệt là trong kỹ thuật viễn thông, có thể muốn xem xét lấy bằng Thạc sĩ Khoa học trực tuyến về Kỹ thuật Điện.
Để bổ trợ kiến thức ngành, các kỹ sư viễn thông, ngoài việc trau dồi kinh nghiệm nơi làm việc, còn có thể dành thời gian để lấy các chứng chỉ chuyên nghiệp như: Dịch vụ Tư vấn Ngành Xây dựng (BICSI), Avaya, MCSE của Microsoft, CCNP hoặc CCIE của Cisco và JNCIE hoặc JNCIP của Juniper Networks
Chính sách hỗ trợ của nhà nước
Ngành điện tử viễn thông vẫn được coi là một trong những ngành nghề có nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Vì vậy, Chính phủ đã và đang có nhiều chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này.
Cụ thể, mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề nghị sửa đổi Luật Viễn thông với 6 nhóm chính sách lớn và xây dựng Luật Công nghiệp Công nghệ số. Điều này được kỳ vọng sẽ góp phần giải quyết các hạn chế, vướng mắc, bất cập, mở rộng không gian cho doanh nghiệp viễn thông phát triển, thúc đẩy hạ tầng viễn thông sớm trở thành hạ tầng của nền kinh tế số, xã hội số… trong thời đại mới.
Việc xây dựng bộ luật phù hợp với xu hướng và thực trạng phát triển hiện nay là sự hội tụ giữa lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT), viễn thông và truyền thông, hình thành nên ngành công nghiệp CNTT và truyền thông (công nghiệp ICT), đồng thời tạo ra các hoạt động sáng tạo, đổi mới tạo ra nhiều giá trị mới và thị trường mới.
Bên cạnh đó, xu thế phát triển ngành công nghiệp ICT còn kết hợp với công nghệ số mới của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư như AI, IoT, Big Data, Blockchain,... hình thành nên ngành công nghiệp, công nghệ số.
Ngoài ra, Chính phủ cũng thường xuyên tạo điều kiện cho các chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của ngành nghề này.
Có thể nói, ngành viễn thông nước ta hiện nay vẫn là một lĩnh vực có nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ bằng cách đa dạng các dịch vụ, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, đáp ứng nhu cầu người dùng và nhu cầu xây đất nước.
Kỹ năng cần thiết cho kỹ sư viễn thông
Vì kỹ thuật viễn thông liên quan đến các nhiệm vụ kỹ thuật phức tạp và trách nhiệm công việc, điều quan trọng là các cá nhân phải thể hiện một số kỹ năng nhất định tại nơi làm việc. Một số kỹ năng cần thiết này bao gồm những điều sau đây
Kỹ năng Toán học: Khả năng toán học là rất quan trọng đối với các kỹ sư viễn thông. Toán học nâng cao như giải tích giúp các kỹ sư viễn thông phân tích tình huống, giải quyết vấn đề, khắc phục sự cố và thiết kế thiết bị.
Theo kịp xu hướng công nghệ: Khi công nghệ, máy tính và hệ thống truyền thông phát triển, các kỹ sư không chỉ phải bắt kịp với những thay đổi này mà còn phải chủ động dự đoán và dẫn dắt các xu hướng công nghệ mới nhất
Khả năng tổ chức, sắp xếp công việc tốt: các kỹ sư viễn thông cẩn thận thu thập, sắp xếp và ghi lại các thông tin phức tạp để cài đặt cơ sở hạ tầng và phần mềm viễn thông. Các kỹ sư phải luôn biết cách lưu giữ hồ sơ chính xác, rõ ràng giúp bảo trì, nâng cấp và khắc phục sự cố phần cứng và phần mềm.
Kỹ năng giao tiếp: là chìa khóa cho các kỹ sư viễn thông khi phải tương tác với kỹ thuật viên, khách hàng và đồng nghiệp. Các kỹ sư cần rèn luyện khả năng giao tiếp các vấn đề phức tạp bằng ngôn ngữ đơn giản, rõ ràng, đặc biệt là khi giao dịch với các bên liên quan có ít hoặc không có kinh nghiệm về kỹ thuật.
Kỹ năng công nghệ: không chỉ dừng lại ở khả năng chuyên môn về viễn thông, các kỹ sư cần phải có kiến thức nền tảng về hệ thống máy tính, các hệ điều hành, một chút về lập trình để điều hành công việc dễ hơn.
Những điều cần biết về Ngành Kỹ thuật viễn thông
Kỹ thuật viễn thông là một ngành học xoay quanh quá trình trao đổi thông tin giữa các kênh thông qua các phương tiện có dây hoặc không dây. Nó tập hợp tất cả các yếu tố của kỹ thuật điện, bao gồm cả kỹ thuật máy tính và kỹ thuật hệ thống, để tạo ra và cải tiến các hệ thống viễn thông.
Các kỹ sư viễn thông làm việc để phát triển, thiết kế và duy trì các hệ thống liên lạc thoại và dữ liệu, bao gồm cáp quang, vệ tinh, có dây và không có dây, cũng như mã hóa và nén dữ liệu. Nói một cách đơn giản, kỹ thuật viễn thông ảnh hướng mọi khía cạnh của cuộc sống của chúng ta, từ định vị GPS đến internet.
Cài đặt, kết nối và kiểm tra hệ thống cáp
Chẩn đoán và sửa lỗi trong hệ thống
Đảm bảo hệ thống bảo mật của các thiết bị liên quan
Lắp đặt anten di động và anten tĩnh trên các tòa nhà
Thiết kế, xây dựng và thử nghiệm các thành phần và thiết bị viễn thông.
Công việc của các kỹ sư viễn thông thường sẽ phải tạo ra các thiết kế mạch cơ bản để triển khai các mạng không dây, đồng thời trách nhiệm thiết kế và giám sát lắp đặt các thiết bị và cơ sở viễn thông, chẳng hạn như hệ thống chuyển mạch điện tử, hệ thống điện thoại dây đồng, hệ thống cáp quang hoặc hệ thống dữ liệu giao thức internet.
Một số lĩnh vực tập trung chính của các kỹ sư viễn thông là cài đặt mạng máy tính băng thông rộng tốc độ cao, và truyền thông quang học và không dây hoặc vệ tinh. Các kỹ sư viễn thông có thể làm việc trong các lĩnh vực như sau:
Viễn thám, đo lường và điều khiển
Kỹ sư viễn thông chịu trách nhiệm cho mọi quá trình tạo ra một hệ thống viễn thông, xử lý cả phần mềm và phần cứng. Một số vai trò mà một kỹ sư viễn thông có thể đảm nhận:
Thiết kế - linh kiện điện tử, phần mềm, sản phẩm hoặc hệ thống cho các ứng dụng thương mại, công nghiệp, y tế, quân sự hoặc khoa học;
Xây dựng - quy trình bảo trì và thử nghiệm cho các linh kiện và thiết bị điện tử;
Kiểm tra - Đánh giá hệ thống và đề xuất sửa đổi thiết kế hoặc sửa chữa thiết bị; và
Sửa lỗi - Kiểm tra thiết bị, dụng cụ và hệ thống điện tử để đảm bảo chúng an toàn.
Ví dụ về các công việc trong kỹ thuật điện tử và viễn thông bao gồm:
Giám đốc hoặc chuyên gia viễn thông
Giám đốc Công nghệ Thông tin (CNTT)
Quản lý dự án, Công nghệ thông tin