Hiện nay các loại gạo Việt Nam xuất khẩu đi những thị trường nào? Gồm những loại gạo nào? Tìm hiểu ngay về các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam hiện nay.

II. Tên các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam

Hiện nay các loại gạo Việt Nam xuất khẩu rất nhiều và đa dạng, vì vậy chúng ta sẽ khó nắm rõ được chi tiết từng loại. Dưới đây chúng tôi sẽ liệt kê tên các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam được đánh giá là phổ biến nhất.

Đây là loại gạo khá phổ biến và chúng ta có thể dễ nhận biết trên thị trường. Gạo Jasmine 85 được biết đến là loại gạo thơm có hương vị tự nhiên, hạt dài và có màu trắng trong. Khi nấu chín thì cơm sẽ cho mùi hương rất thơm, hạt cơm dẻo và không bị vón cục. Phẩm chất của gạo rất tốt, ít bạc bụng và ít vỡ nên đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về xuất khẩu.

Giá trị xuất khẩu của loại gạo này cũng được đánh giá là cao nên người dân rất chú trọng sản xuất giống lúa này.

-> Xem Ngay: các loại gạo ngon, thông dụng nhất trên thị trường

Gạo Japonica là cái tên không còn quá xa lạ với thị trường xuất khẩu Việt. Tuy là loại gạo có giống lúa từ Nhật Bản, nhưng lại được sản xuất khá nhiều ở Việt Nam. Loại gạo này có thân hình tròn, hạt ngắn, có màu trắng nên rất được ưa chuộng. Vốn là loại gạo để xuất khẩu nên Japonica có phẩm chất rất tốt, ít bạc bụng và hạt tròn đều.

Khi nấu chín gạo sẽ có mùi thơm quyến rũ, hạt cơm dẻo, không bị vón cục. Đặc biệt là khi để nguội gạo vẫn giữ được độ dẻo và hương thơm vốn có.

Đây là loại gạo thuộc giống thế hệ mới nên được đánh giá cao về chất lượng. Gạo ST25 được mệnh danh là gạo ngon nhất thế giới và là một trong các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam phổ biến nhất. Gạo ST25 với các đặc điểm nổi bật như hạt gạo đẹp, phẩm chất tốt, ít bạc bụng, dẻo, thơm…Giá trị xuất khẩu của loại gạo này khá cao mang lại nguồn thu lớn cho người dân.

Gạo nếp là một trong những loại gạo được xuất khẩu nhiều ở Việt Nam. Gạo nếp rất dẻo, có hương thơm tự nhiên, có độ kết dính rất cao. Gạo nếp thường dùng để làm xôi, bánh…và không dùng để làm cơm như gạo tẻ thông thường. Giá thành xuất khẩu của gạo nếp khá cao nên cũng góp phần mang lại nguồn thu nhập lớn cho người dân.

-> Tham khảo: cách bảo quản gạo được lâu

Gạo thơm Hương Lài có đặc tính hạt gạo dài, trắng trong và ít bạc bụng. Khi nấu chín sẽ cho cơm có mùi thơm hoa lài tự nhiên, hấp dẫn. Hạt cơm có độ dẻo nhất định, mềm, ngọt đậm nên được nhiều người yêu thích. Gạo thơm Hương Lài được khá nhiều quốc gia ưa chuộng và nhập khẩu nhờ có chất lượng rất tốt.

III. TPS Group – Đơn vị chuyên xuất khẩu gạo tại Việt Nam

Nếu bạn đang tìm một đối tác cung cấp gạo ở thị trường trong và ngoài nước thì TPS Group sẽ là lựa chọn dành cho bạn. Các sản phẩm gạo xuất khẩu của TPS Group được đánh giá cao về phẩm chất, chất lượng và độ thơm ngon. Các sản phẩm đảm bảo đạt chuẩn và đủ điều kiện xuất khẩu đi các quốc gia, khu vực.

Các loại gạo mà TPS Group hiện đang xuất khẩu như gạo Nàng Hoa, gạo Japonica, gạo Jasmine 85…Giá thành xuất khẩu ở mức cạnh tranh trên thị trường. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ mua gạo một cách tốt nhất.

-> Tham khảo: Bảng giá các loại gạo Việt Nam hôm nay

Trên đây là tên các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam hiện nay. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu được tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam. Bên cạnh đó hiểu rõ các loại gạo Việt Nam xuất khẩu phổ biến nhất.

Địa chỉ: Lô C, Đường D6, KCN Đức Hòa III – Việt Hoá, Xã Đức Lập Hạ, Huyện Đức Hòa, Long An

Website: https://thienphusigroup.com/

Email: [email protected]

Giá lúa gạo hôm nay tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng tăng 50 đồng/kg với mặt hàng gạo.

Cập nhật từ Sở NN&PTNT tỉnh An Giang cho biết, giá lúa hôm nay ghi nhận có điều chỉnh so với ngày hôm qua, lúa IR 50404 giá ở mức 7.300 - 7.500 đồng/kg; lúa Đài thơm 8 ở mức giá 8.200 - 8.400 đồng/kg, lúa OM 5451 ở mức 7.300 - 7.500 đồng/kg; lúa OM 18 có giá 8.200 - 8.400 đồng/kg; lúa OM 380 dao động 6.800 - 7.000 đồng/kg; lúa Nhật ở mốc 7.800 - 8.000 đồng/kg và lúa Nàng Nhen (khô) ở mức 20.000 đồng/kg.

Bên cạnh đó, thị trường nếp không có điều chỉnh so với ngày hôm qua. Nếp Long An IR 4625 (tươi) 7.800 - 7.900 đồng/kg ổn định so với ngày hôm qua. Nếp Long An IR 4625 (khô) 9.600 - 9.800 đồng/kg ổn định so với ngày hôm qua.

Trên thị trường gạo, giá gạo ghi nhận có điều chỉnh so với ngày hôm qua. Hiện giá gạo nguyên liệu IR 504 Hè Thu lên mức 10.400 - 10.550 đồng/kg tăng 50 đồng/kg so với ngày hôm qua. Trong khi đó, gạo thành phẩm IR 504 ở mức 12.400 - 12.550 đồng/kg ổn định so với ngày hôm qua.

Với mặt hàng phụ phẩm, giá phụ phẩm các loại dao động trong khoảng từ 6.900 - 9.500 đồng/kg. Hiện, giá tấm OM 5451 ở mức 9.300 - 9.500 đồng/kg; giá cám khô ở mức 6.900 - 7.050 đồng/kg.

Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam không có điều chỉnh so với ngày hôm qua. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), gạo 100% tấm ở mức 427 USD/tấn; gạo tiêu chuẩn 5% ở mức 524 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 495 USD/tấn.

Hiện, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam đang được giao dịch cao nhất trong khu vực nhờ sự tạo dựng ngành hàng lúa gạo tương đối khác biệt so với các nước.

Chỉ trong vòng 1 tháng, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng 21% và là mức giá cao nhất kể từ tháng 7/2008.

1. Tổng quan thị trường gạo tháng 8/2023

Trong bối cảnh nhu cầu nhập khẩu lương thực tiếp tục ở mức cao, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam và các nước châu Á tiếp tục duy trì đà tăng mạnh. Tính đến cuối tuần vừa qua, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam đang được chào bán ở mức giá 638 USD/tấn, tăng thêm 20 USD/tấn so với thời điểm cuối tuần trước đó.

Như vậy, chỉ trong vòng 1 tháng, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng 21% và là mức giá cao nhất kể từ tháng 7/2008. Đây là cơ hội lớn cho xuất khẩu gạo của Việt Nam. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu gạo 7 tháng đầu năm 2023 của Việt Nam đạt 4,84 triệu tấn với trị giá 2,58 tỷ USD, tăng 29,6% so cùng kỳ năm ngoái.

Hiện tại, nhu cầu nhập khẩu gạo vẫn đang ở mức cao. Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam nên tranh thủ cơ hội xuất khẩu gạo khi đơn giá tăng cao. Để thuận lợi trong quá trình xuất khẩu gạo, các doanh nghiệp cần tuân thủ các yêu cầu về khối lượng, chất lượng được quy định.

2. Tiêu chuẩn áp dụng cho mặt hàng gạo:

Theo quy định, gạo xuất khẩu phải bảo đảm phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và đáp ứng yêu cầu về chất lượng, bao bì, ghi nhãn, đóng gói, bảo quản, truy xuất nguồn gốc theo quy định của nước nhập khẩu (trừ trường hợp nhà nhập khẩu có yêu cầu khác thì thực hiện theo yêu cầu của nhà nhập khẩu). Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện liên quan để có thể đảm bảo chất lượng gạo xuất khẩu một cách tốt nhất.

Một số tiêu chuẩn áp dụng cho mặt hàng gạo bao gồm:

Với đội ngũ giám định viên và phân tích viên giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên sâu đối với mặt hàng gạo và hệ thống phòng thử nghiệm được đầu tư trang thiết bị hiện đại, đạt tiêu chuẩn phòng thử nghiệm quốc gia (VILAS), phù hợp với tiêu chuẩn ISO/IEC 17025, Vinacontrol cam kết mang lại cho khách hàng kết quả giám định, thử nghiệm gạo chính xác, khách quan, kịp thời với mức chi phí hợp lý và thỏa mãn yêu cầu chính đáng của khách hàng.

3. Các dịch vụ của Vinacontrol dành cho sản phẩm gạo:

Vinacontrol cung cấp dịch vụ kiểm tra chất lượng, xác định khối lượng gạo theo Hợp đồng mua bán, xuất khẩu và theo các yêu cầu cụ thể của khách hàng.

Các dịch vụ của Vinacontrol dành cho sản phẩm gạo bao gồm:

Giám định chất lượng (thành phần, loại gạo, độ ẩm, độ xay xát, tạp chất, sâu mọt, các chỉ tiêu an toàn như vi sinh – nấm mốc – dư lượng thuốc trừ sâu – kim loại nặng, RoHS…)

Kiểm đếm, lấy mẫu, giám sát trong quá trình đóng hàng tại kho, xếp hàng, dỡ hàng.

Giám định trước khi xếp hàng (PSI)

Giám định sạch sẽ container, độ kín chắc/ thoáng khí/ sạch sẽ hầm hàng…

Hàng nông sản nói chung và mặt hàng gạo nói riêng, khi xuất khẩu đều phải tiến hành khử trùng nhằm tiêu diệt toàn bộ côn trùng gây hại.

Tùy theo yêu cầu của khách hàng và thị trường, Vinacontrol sử dụng 2 loại thuốc là Methyl Bromide (CH3Br) và Phosphine… Phần lớn hiện nay khách hàng mua nông sản của Việt Nam đi các thị trường lớn và khó tính đều yêu cầu sử dụng Phosphine trong công tác khử trùng.

Hãy liên hệ với Vinacontrol để chúng tôi có thể tư vấn và hỗ trợ bạn một cách tốt nhất: 0243 943 3840

Từ khóa: ngoại thương, xuất khẩu, nhập khẩu, Việt Nam.

Trong những năm qua, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định. Ngay cả trong thời kỳ thế giới bị ảnh hưởng nặng từ dịch bệnh Covid - 19, Việt Nam vẫn duy trì được mức xuất siêu và mức tăng trưởng dương về xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, xuất nhập khẩu của Việt Nam cũng đang đối mặt với không ít những khó khăn thách thức lớn bởi sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu do dịch bệnh, sự sụt giảm mạnh mẽ về cầu hàng hóa, dịch vụ do các thị trường xuất khẩu bị khủng hoảng kinh tế, sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các quốc gia xuất khẩu khác và những hạn chế nội tại trong sản xuất và hàng hóa xuất khẩu. Bài viết tập trung phân tích thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện nay và đề xuất những giải pháp phát triển xuất nhập khẩu Việt Nam trong những năm tới.