CEO được biết đến là một vị trí lãnh đạo vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp. Họ là người nắm giữ quyền điều hành cao nhất, chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định quan trọng, định hướng chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Bài viết sau đây, 1Office sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc về CEO là gì? Vai trò, kỹ năng và mô tả công việc của vị trí này.
CEO cần làm gì để giữ vững doanh nghiệp trong thời kỳ kinh tế suy thoái?
Theo thống kê của VCCI, trong quý 2 năm 2023, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, có tới 60% doanh nghiệp cho biết doanh thu giảm, 45% doanh nghiệp báo lỗ và 35% doanh nghiệp phải cắt giảm lao động.
Vì thế, đây là thời điểm khó khăn đối với mọi doanh nghiệp. Để giữ vững doanh nghiệp trong giai đoạn này, CEO cần thực hiện những giải pháp sau:
Qua bài viết trên, 1Office hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về CEO là gì? Nhiệm vụ, kỹ năng và vai trò của vị trí này đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có nhiều biến động, đòi hỏi CEO cần có tầm nhìn chiến lược, khả năng thích ứng nhanh nhạy và đưa ra quyết định chính xác để đưa doanh nghiệp vượt qua khó khăn và phát triển bền vững.
CEO (viết tắt của từ "Chief Executive Officer") được xem là chức vụ cao nhất trong một tổ chức và cũng là vị trí mà nhiều người khát khao đạt được. Để trở thành một CEO giỏi, ngoài yếu tố học hành, đào tạo bài bản, CEO cũng cần những tố chất bẩm sinh. Do đó, không phải bất kỳ ai cũng có thể trở nên chuyên nghiệp được trong vai trò của một CEO.
CEO là gì? CEO là Giám đốc Điều hành, chịu trách nhiệm quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động của công ty, định hướng chiến lược và đưa ra các quyết định quan trọng nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh và tạo ra giá trị tăng trưởng cho công ty. CEO đại diện cho công ty, thường báo cáo trực tiếp cho Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm đối với cổ đông. Tại Việt Nam hiện nay, nhiều doanh nghiệp cũng gọi các vị trí Tổng giám đốc, Giám đốc công ty,... là CEO.
CEO làm việc trực tiếp với các giám đốc chức năng thuộc ban giám đốc để điều hành các hoạt động của công ty. Các giám đốc chức năng bao gồm: Giám đốc Tài chính (CFO), Giám đốc Nhân sự (CHRO), Giám đốc Kinh doanh (CCO), Giám đốc sản xuất (CPO), Giám đốc Marketing (CMO) và nhiều vị trí khác tùy thuộc vào cấu trúc tổ chức của công ty. CEO phối hợp với các giám đốc chức năng để đảm bảo sự phù hợp và hiệu quả trong việc thực hiện các chiến lược, quyết định và mục tiêu của công ty. Sự hợp tác chặt chẽ giữa CEO và ban giám đốc đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được thành công và phát triển bền vững của công ty.
CEO được xem là “ngọn hải đăng” dẫn đường cho mọi hoạt động của doanh nghiệp đi đúng hướng. Họ gánh trên vai trọng trách mang lại thành công và sự phát triển bền vững của tổ chức. Nói một cách ví von, nếu công ty là một cỗ máy thì CEO có trách nhiệm vận hành, sửa chữa, nâng cấp, bảo trì để cỗ máy ấy luôn hoạt động một cách trơn tru và đạt chỉ số công suất cao nhất.
Để ngồi được vị trí cao nhất của công ty, các CEO cần một tâm lý vững chãi để có thể đối diện và chịu trách nhiệm với mọi vấn đề xảy ra, luôn bình tĩnh trước các cuộc khủng hoảng, tìm ra giải pháp để giải quyết các vấn đề cấp bách. Với trách nhiệm quan trọng này, CEO đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hướng đi và định hình tương lai của công ty. Sự lãnh đạo và khả năng đưa ra quyết định của CEO có thể ảnh hưởng sâu sắc đến hiệu suất và thành công của tổ chức.
CEO đóng vai trò quan trọng và là thành phần không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp, họ là chìa khóa mở đường cho các hoạt động trong tổ chức đi đến thành công. Một số vai trò quan trọng của CEO phải kể đến như:
Trực tiếp lãnh đạo, điều hành mọi hoạt động trong tổ chức, đảm bảo mọi việc diễn ra trơn tru và đạt được mục tiêu tăng trưởng.
Phối hợp làm việc với ban lãnh đạo xây dựng và điều hành các chiến lược và quản trị:
Xây dựng giá trị cốt lõi, nuôi dưỡng văn hóa doanh nghiệp, tạo dựng hình ảnh đẹp và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp với các khách hàng, đối tác, cộng đồng,...
Phê duyệt hoặc trực tiếp đưa ra những quyết định, chiến lược phù hợp với chính sách của doanh nghiệp và quy định của pháp luật.
Tuy không trực tiếp tham gia vào quá trình tuyển dụng, nhưng CEO vẫn có vai trò thu hút, phát triển nhân tài cho tổ chức, nhìn nhận ra những nhân sự tiềm năng để thăng tiến trong tương lai.
CEO cũng sẽ cùng với các Giám đốc chức năng khác như CHRO, CCO, CFO, CPO, CMO,... xây dựng và triển khai các chiến lược, ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để tạo nên hệ sinh thái vững chắc cho tổ chức. Mang lại doanh thu, giá trị thương hiệu, độ tin cậy, uy tín,… cho doanh nghiệp.
Học ngành gì để có cơ hội trở thành CEO?
Để trở thành CEO (Giám đốc điều hành) của một công ty hoặc tổ chức, không có một ngành học cụ thể yêu cầu. Vai trò CEO đòi hỏi một sự kết hợp đa dạng về kỹ năng và kinh nghiệm, những người đạt đến vị trí này có thể đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, một số ngành học và lĩnh vực có thể giúp phát triển những kỹ năng quan trọng cho vai trò CEO:
Quản trị kinh doanh (Business Administration): Ngành Quản trị kinh doanh cung cấp kiến thức về các khía cạnh quản lý doanh nghiệp như kế hoạch kinh doanh, tài chính, tiếp thị, nhân sự và quản lý chiến lược.
Quản lý (Management): Học ngành Quản lý giúp bạn nắm vững các kỹ năng quản lý và lãnh đạo, tập trung vào cách đưa ra quyết định và xây dựng các chiến lược doanh nghiệp.
Kinh doanh Quốc tế (International Business): Ngành này tập trung vào quản lý kinh doanh toàn cầu, hiểu về thị trường quốc tế và quan hệ quốc tế.
Quản trị Chiến lược (Strategic Management): Học ngành Quản lý Chiến lược giúp hiểu cách định hướng và thực hiện chiến lược dài hạn cho doanh nghiệp.
Quản trị Dự án (Project Management): Ngành Quản trị Dự án tập trung vào kỹ năng lập kế hoạch, triển khai và quản lý các dự án trong công ty.
Quản lý Khoa học Dữ liệu (Data Science Management): Trong thời đại số hóa, kỹ năng quản lý dữ liệu và đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu là quan trọng cho CEO.
Thương mại quốc tế: Ngành Thương mại quốc tế tập trung vào hoạch định chiến lược kinh doanh và phát triển các thị trường quốc tế.
Nghiên cứu Kinh tế: Hiểu về các yếu tố kinh tế và thị trường sẽ hỗ trợ việc ra quyết định kinh doanh hiệu quả.
Để trở thành CEO không chỉ phụ thuộc vào ngành học mà bạn lựa chọn, mà còn phụ thuộc vào kỹ năng, kinh nghiệm và lòng kiên nhẫn để phát triển bản thân trong công việc và thăng tiến trong sự nghiệp. Quan trọng là bạn học hỏi, phát triển và chủ động xây dựng sự nghiệp của mình.
Mô tả công việc của vị trí CEO
Trên thực tế, tùy thuộc vào quy mô và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mà CEO có thể thực hiện các nhiệm vụ khác nhau. Tuy nhiên một số nhiệm vụ mà CEO cần phải đảm nhận bao gồm:
Tầm nhìn chiến lược là khả năng nhìn xa trông rộng, dự đoán được tương lai của doanh nghiệp. Đây là một kỹ năng quan trọng đối với CEO, bởi họ cần có những kế hoạch dài hạn để định hướng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Một CEO có tầm nhìn chiến lược tốt sẽ có thể:
Kỹ năng ra quyết định là khả năng đưa ra quyết định nhanh chóng, chính xác và phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Đây là một kỹ năng quan trọng đối với CEO, bởi họ phải thường xuyên đưa ra các quyết định quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Một CEO có khả năng ra quyết định tốt giúp doanh nghiệp:
Kỹ năng lãnh đạo là khả năng truyền lửa cho nhân viên, giúp mọi thành viên trong tổ chức phát huy hết khả năng của mình. Đây là một kỹ năng quan trọng đối với CEO, bởi nó giúp xây dựng một môi trường làm việc mà ở đó, mọi thành viên đều sẵn sàng cống hiến hết mình để đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Đây là một kỹ năng cơ bản giúp CEO có thể truyền đạt thông tin một cách rõ ràng, hiệu quả. Trong môi trường doanh nghiệp, đây là vị trí thường xuyên đứng trước các cuộc họp với cổ đông, khách hàng, nhân viên, đối tác,… Vì vậy, nếu kỹ năng giao tiếp không tốt, không liền mạch, truyền tải thông điệp không rõ ràng sẽ rất khó để thuyết phục và hài lòng người nghe.
Đặc biệt trong những sự kiện ký kết hợp đồng ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu nhà lãnh đạo không có kỹ năng đàm phán, giao tiếp thông minh thì rất khó đem lại những lợi ích tối đa cho doanh nghiệp.
CEO cần có kỹ năng giải quyết vấn đề để có thể xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Một CEO có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt sẽ có thể:
Tóm lại, để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, giám đốc điều hành cần nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, xử lý và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng. Tránh làm ảnh hưởng đến quá trình vận hành của doanh nghiệp, giúp chúng đi đúng với mục tiêu chiến lược đã đề ra.
Kỹ năng quản lý thời gian là khả năng cân bằng giữa các nhiệm vụ và khả năng đạt được mục tiêu. Đây là một kỹ năng quan trọng đối với CEO, bởi họ là người quản lý nhiều nhiệm vụ cùng một lúc, từ các cuộc họp, cuộc gọi điện thoại, email đến việc ra quyết định quan trọng. Nếu không có kỹ năng quản lý thời gian tốt, CEO có thể dễ bị quá tải, dẫn đến căng thẳng và đưa ra những quyết định kém hiệu quả.
Một CEO có kỹ năng quản lý thời gian tốt sẽ giúp doanh nghiệp:
4.7. Kỹ năng xây dựng mối quan hệ
Là một Giám đốc điều hành, ngoài các kỹ năng quan trọng bên trên, bạn cũng cần có khả năng xây dựng mối quan hệ tốt với nhân viên, khách hàng, đối tác và các bên liên quan khác. Từ đó tạo dựng lòng tin, sự tôn trọng và sự hợp tác của mọi người, dưới đây là một số cách để CEO xây dựng mối quan hệ hiệu quả:
Kỹ năng kiểm soát cảm xúc cũng là một kỹ năng cần có. Bởi ở vị trí CEO sẽ phải đối mặt với nhiều áp lực và căng thẳng trong công việc. Nếu không có kỹ năng kiểm soát cảm xúc tốt, CEO có thể dễ dàng bị kích động dẫn đến đưa ra những quyết định sai lầm hoặc làm tổn thương mối quan hệ của mình.
Ngoài ra, một CEO thành công cũng cần có một số phẩm chất cá nhân quan trọng như sự tự tin, quyết đoán, kiên trì và sự nhạy bén trong việc đưa ra những quyết định quan trọng và tự chịu trách nhiệm cho những kết quả đó.
Yêu cầu cơ bản của một CEO là có kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Kinh nghiệm của vị trí Giám đốc vận hành không được đo lường bằng số năm cụ thể mà chúng được đo bằng các kinh nghiệm trong các dự án đã triển khai, số lượng khủng hoảng đã giải quyết.
Đồng thời, để trở thành CEO trong một doanh nghiệp, họ cần có những hiểu biết sâu rộng về thị trường, sản phẩm/dịch vụ của mình, có những hiểu biết nhất định về thị trường và đối thủ cạnh tranh.